Thứ sáu, 26/04/2024 10:36 (GMT+7)

Unilever thông tin về lý do chưa nộp gần 600 tỷ tiền thuế truy thu

Cẩm Anh -  Thứ sáu, 30/11/2018 18:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đại diện Unilever cho biết, vướng mắc trên là do có sự khác nhau trong Luật thuế đầu tư và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trước giai đoạn 2014, hiện vấn đề trên đang được các cơ quan hữu quan xử lý.

Phản hồi thông tin với Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, phía Công ty Unilever cho biết, vấn đề liên đến Unilever Việt Nam là vấn đề vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp cho đầu tư mở rộng giai đoạn 2009 - 2013 do có sự khác nhau trong Luật thuế đầu tư và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trước giai đoạn 2014.

Unilever cho rằng, sự khác biệt này là nguyên nhân dẫn đến có sự hiểu khác nhau cũng như gây nên bất cập đối với việc thực hiện trong thực tế của doanh nghiệp và các cơ quan hữu trách.

Unilever Việt Nam bị truy thu thuế số tiền gần 600 tỷ đồng. 

Về hướng giải quyết, Unilever thông tin, vấn đề này đã được doanh nghiệp giải trình và kiến nghị với Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước để nhằm tìm ra giải pháp thỏa đáng cho các doanh nghiệp, trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và tôn trọng thông lệ về pháp luật quốc tế vì Unilever Việt Nam không phải là doanh nghiệp duy nhất gặp phải vấn đề này.

Được biết, trong Nghị quyết số 124/NQ-CP, Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2018 đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát các trường hợp vướng mắc của doanh nghiệp do có sự khác nhau giữa Luật đầu tư và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian trước năm 2014 (như: Nhà máy Thăng Long của Công ty TNHH Cannon Việt Nam, Dự án Nhà máy Cần Thơ – Pepsico – Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam mở rộng đầu tư giai đoạn 2009 -2013… ), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc không hồi tố các quy định pháp luật.

Đồng thời, Unilever Việt Nam cũng khẳng định, doanh nghiệp này luôn hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong thời gian qua nhằm tìm được giải pháp chung, với mong muốn vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo, đảm bảo lợi ích cuae các doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề trên đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan xử lý.

Trước đó, Thời báo Chứng khoán Việt Nam đưa tin, khi kiểm toán ngân sách TP. Hồ Chí Minh năm 2015, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu hơn 800 tỷ đồng tiền thuế của Unilever.

Sau đó, Kiểm toán Nhà nước xác định con số truy thu còn 575 tỷ đồng, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh có yêu cầu Unilever nộp. Tổng cục Thuế cũng có công văn nhắc Cục thuế và Unilever thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Nhưng đến nay, Unilever vẫn chưa đồng ý và đang kiến nghị. Công văn mới nhất của Tổng cục Thuế vào ngày 6/11 cũng yêu cầu Cục thuế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Unilever làm việc với Kiểm toán Nhà nước. 

Bạn đang đọc bài viết Unilever thông tin về lý do chưa nộp gần 600 tỷ tiền thuế truy thu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.