Thứ bảy, 27/04/2024 02:07 (GMT+7)

Mang cơm trưa đi làm nên lưu ý những điều này để đảm bảo sức khoẻ

Bảo My -  Thứ sáu, 29/10/2021 10:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mang cơm trưa đi làm là rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, mọi người cũng cần chú ý một số vấn đề để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và an toàn cho sức khoẻ.

1. Không nên nấu trước, bảo quản qua đêm:

Hiện nay nhiều người có tâm lý làm sẵn món ăn từ tối hôm trước, sáng hôm sau chỉ việc hâm lại rồi mang đi làm. Điều này có thể thực hiện nhưng cần chú ý đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh các nguy cơ có thể xảy ra, bởi thức ăn khi đã để qua đêm chất lượng sẽ không còn được đảm bảo, dinh dưỡng cũng sẽ bị hao hụt. Thậm chí còn gây rối loạn tiêu hóa vì có thể bị vi khuẩn xâm nhập.

tm-img-alt

Tốt nhất, nên nấu đồ ăn mới vào buổi sáng, rồi bảo quản cẩn thận và mang đi làm để ăn trưa. Qũy thời gian buổi sáng không nhiều, vì thế mọi người không cần chuẩn bị quá cầu kỳ.

Làm những món đơn giản, không cần cầu kỳ: Chỉ cần chuẩn bị những món đơn giản như trứng, thịt rang, tôm rim hoặc đậu sốt hay thịt luộc… và đổi bữa hàng ngày. Với thịt lợn, cũng nên lựa chọn những phần thịt có nhiều nạc hơn mỡ. Nếu chọn phần thịt quá nhiều mỡ, buổi trưa khi làm nóng lại đồ ăn, lượng mỡ sẽ chảy ra, dễ gây ngán khi ăn.

Nên chọn các loại củ quả: Riêng đối với rau xanh cũng cần chú ý, nên lựa chọn những loại rau củ, quả như su hào, cà rốt, su su, củ cải... hơn là các loại rau lá. Các loại củ, quả sẽ đảm bảo được về chất lượng và dinh dưỡng hơn rau lá khi mang cơm đi làm. Trường hợp thích ăn các loại rau lá, tốt nhất nên chế biến theo cách luộc hơn là xào hoặc nấu canh.

2. Không nên nấu canh để qua đêm

Món canh rất dễ bị biến chất nếu không được bảo quản kỹ, nhất là để qua đêm. Do đó tốt nhất món canh bạn cần chế biến vào buổi sáng.

3. Không nên nấu hải sản mang đi làm từ hôm trước

Có thể bạn không biết, hải sản rất giàu protein và chúng có thể trở thành môi trường lý tưởng nếu như không được bảo quản đúng cách. Vào ngày hôm sau, khi bạn mang cơm trưa đi làm có hải sản, món ăn vừa không được thơm ngon như khi vừa nấu lại vừa dễ khiến bạn bị hại gan thận nếu chẳng may ăn phải thực phẩm có protein bị biến đổi.

tm-img-alt

4. Không nên đựng thức ăn trong những hộp nhựa kém chất lượng

Dạo qua một vòng thị trường hộp đựng cơm, không khó để thấy có vô vàn các mẫu mã và chủng loại khác nhau từ hộp nhựa tới thủy tinh 2 lớp, 3 lớp, 4 lớp,... Trong đó hộp nhựa đựng cơm mang đi làm được nhiều người ưa chuộng hơn hẳn.

tm-img-alt

Tuy nhiên, nếu mua phải những hộp nhựa đựng cơm kém chất lượng, đặc biệt lại dùng để đựng thức ăn nóng hay thức ăn để qua đêm từ hôm trước có thể khiến thức ăn đựng trong hộp bị thôi nhiễm các hóa chất từ hộp nhựa ra. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới gan và các cơ quan nội tạng khác.

5. Không nên đựng đồ ăn và cơm cùng một ngăn

Nhiều người để tiết kiệm hộp cơm mang đi làm, giảm bớt cồng kềnh mà chọn việc đựng cơm và đồ ăn trong cùng một ngăn. Tuy nhiên khi mang cơm trưa đi làm, hộp cơm thường được để ở nhiệt độ thường - điều này rất dễ khiến cơm bị ôi thiu, sinh nhớt, giảm dinh dưỡng và tăng nguy cơ gặp vấn đề về tiêu hóa.

Giải pháp:

Tốt nhất là bạn nên phân loại thức ăn và cơm riêng ngăn, không nên để chung với nhau. Nếu như văn phòng có tủ lạnh có thể bỏ vào tủ để giảm tình trạng ôi thiu, nhất là vào mùa hè nóng bức như hiện tại.

6. Không nên đựng đồ ăn vừa nấu xong (còn nóng) vào hộp ngay

Nấu cơm trưa mang đi làm vào buổi sáng là một trong những thói quen của rất nhiều người. Thực tế đây là thời điểm lý tưởng vì món ăn sẽ tươi ngon hơn so với việc nấu sẵn từ tối hôm trước. Tuy nhiên, vì vội vã mà nhiều người đã trút ngay đồ ăn còn nóng vào hộp đựng cơm, sau đó đóng nắp và mang đi làm.

Các chuyên gia cho biết, điều này hoàn toàn gây hại. Đầu tiên thức ăn dễ bị hấp hơi khi đang còn nóng mà bị đậy kín. Tiếp theo đó là khi để ở nhiệt độ phòng, thức ăn sẽ dễ bị hỏng, ôi thiu và bốc mùi hơn, nhất là khi thời tiết nắng nóng như hiện tại.

Bên cạnh đó, thức ăn còn nóng để trong hộp nhựa sẽ khiến hộp nhựa sản sinh ra hàm lượng monostyren lẫn vào thức ăn và gây tổn hại cho gan.

Giải pháp:

Hãy chờ thức ăn nguội bớt rồi mới bỏ vào hộp để mang đi làm. Điều này cũng được khuyến nghị với các đồ ăn khác. Trong thời gian chờ thức ăn nguội bạn có thể làm vệ sinh cá nhân hay các công việc khác.

7. Không nên hâm nóng thức ăn sai cách

Mang cơm trưa đi làm ở văn phòng đa số sẽ dùng lò vi sóng để hâm nóng. Nếu như bạn đựng thức ăn trong hộp nhựa hay bọc nilon và bỏ thẳng vào lò vi sóng thì hoàn toàn sai cách.

tm-img-alt

Nhiệt độ cao trong lò vi sóng có thể khiến hộp nhựa hay nilon bọc ngấm vào thức ăn. Tốt nhất, hãy sử dụng những chất liệu chuyên dụng cho lò vi sóng như thủy tinh chịu nhiệt, sứ để đảm bảo an toàn./.

Bạn đang đọc bài viết Mang cơm trưa đi làm nên lưu ý những điều này để đảm bảo sức khoẻ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới