Thứ ba, 19/03/2024 12:39 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/4/2020

MTĐT -  Thứ tư, 01/04/2020 06:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 1/4/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 1/4/2020.

Tiền Giang: Bổ sung nước ngọt cho nhà máy xử lý nước

Tại ĐBSCL, đã cuối tháng 3 nhưng xâm nhập mặn vẫn duy trì ở mức cao. Tại tỉnh Tiền Giang, nhà máy nước lớn nhất địa phương đã không thể lấy nước từ sông Tiền vì nhiễm mặn.

Từ ngày 7/2, cửa lấy nước từ sông Tiền của nhà máy nước BOO Đồng Tâm đã không thể hoạt động. Lý do là nước sông đã bị nhiễm mặn 5 gam/lít. Tình hình hạn mặn mà gay gắt như thế này mà nếu không được sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh thì rất khó khăn để duy trì hoạt động.

Để duy hoạt động, nhà máy BOO Đồng Tâm đã lấy nước từ kênh Nguyễn Tấn Thành, bổ sung vào hồ chứa. Đây là con kênh mà tỉnh Tiền Giang đã cho đắp đập tạm, trữ ngọt từ Đồng Tháp chuyển về. Tuy nhiên, nước trên kênh này cũng đang bị nhiễm mặn 1.2 gam/lít.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang, nhà máy nước BOO Đồng Tâm có công suất 50.000 mét khối nước/ ngày đêm. Để đảm bảo cho khoảng 500.000 dân ở vùng Gò Công Đông và một phần thành phố Mỹ Tho có nước sạch, địa phương đã quyết định hỗ trợ nước ngọt cho nhà máy này.

Bắt đầu từ ngày 25/3, có khoảng 9.000 mét khối nước ngọt được bơm lên nhà máy BOO Đồng Tâm mỗi ngày. Nhờ đó mà độ mặn tại hồ chứa của nhà máy đã giảm đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch, cung cấp cho 500.000 người dân. Việc bổ sung nước ngọt sẽ được thực hiện đến ngày 30/4 với tổng số lượng khoảng 500.000 khối.

Nhiều sông ở Quảng Trị nhiễm mặn nghiêm trọng

Tại tỉnh Quảng Trị, nắng nóng kéo dài khiến các con sông bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất cũng như nước sinh hoạt của người dân ở nhiều địa phương.

Năm nay, các con sông ở Quảng Trị bị nhiễm mặn sớm và lấn sâu vào từ 20km đến trên 30km. Nhiều hộ dân sống dọc sông Bến Hải, huyện Vĩnh Linh đã phải dùng nước nhiễm mặn nhiều tháng qua.

Với độ mặn lấn sâu vào nội đồng cao đến 12 phần nghìn, các loại cây trồng sẽ không thể tưới tiêu được, nguy cơ đe dọa đến sản xuất vụ hè thu là điều không thể tránh khỏi.

Nhiều địa phương kiến nghị cần có các giải pháp công trình và phi công trình để đẩy mặn, tạo điều kiện tưới tiêu cũng như sử dụng nước sinh hoạt của người dân.

Tây Tạng trải qua mùa đông lạnh nhất trong 20 năm

Số liệu từ Bản tin thời tiết mùa Đông năm nay của Tây Tạng cho thấy nền nhiệt độ giữa tháng 12/2019 và tháng 2/2020 tại đây là -4,5 độ C, thấp hơn 0,6 độ C so với nền nhiệt trung bình nhiều năm. Ngoài ra, nền nhiệt độ trung bình ở nhiều khu vực khác nhau của Tây Tạng trong mùa Đông này dao động từ -13,7 độ C tới 5,1 độ C.  

Trong khi đó, dữ liệu quan trắc thời tiết 39 năm qua cho thấy vào mùa Đông, nhiệt độ trung bình của Tây Tạng tăng 0,51 độ C mỗi thập kỷ, thời gian có nắng tăng 1,2 giờ/thập kỷ và cứ mỗi 10 năm, lượng mưa trung bình giảm khoảng 0,23mm.

4/63 tỉnh, thành chưa tổ chức thu quỹ phòng chống thiên tai

Để bổ sung nguồn lực cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, ngày 12/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai.

Thống kê đến hết tháng 3/2020, đã có 59/63 tỉnh, TP tiến hành thu Quỹ. Tổng kinh phí đã thu được là 3.039 tỷ đồng. 48/59 tỉnh, TP đã tổ chức chi Quỹ để thực hiện công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai với tổng kinh phí là 1.398 tỷ đồng. Hiện, Quỹ Phòng chống thiên tai còn tồn 1.641 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hiện vẫn còn 4 địa phương chưa tổ chức thu Quỹ phòng chống thiên tai theo quy định là: Lai Châu, Cao Bằng, Quảng Bình, Bạc Liêu. Riêng tại Hà Nội, đến nay đã thu được 115,419 tỷ đồng; đồng thời tổ chức chi 4,094 tỷ đồng cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn TP. Hiện, tổng quỹ còn lại của Quỹ phòng chống thiên tai TP Hà Nội là 111,325 tỷ đồng.

Theo Phó Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai) Lê Minh Nhật, một trong những khó khăn trong công tác thu, chi, quản lỹ quỹ hiện nay là cán bộ làm công tác này đa phần là kiêm nhiệm. Trong số 63 tỉnh, TP, chỉ có duy nhất tỉnh Đồng Nai có bộ máy quản lý quỹ là chuyên trách. Điều này khiến công tác thu, chi quỹ ít nhiều gặp khó khăn…

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/4/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới