Thứ bảy, 04/05/2024 14:20 (GMT+7)

Một số văn bản Luật có hiệu lực từ tháng 7/2021

MTĐT -  Thứ ba, 29/06/2021 11:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ tháng 7/2021 bắt đầu có hiệu lực Luật Cư trú 2020; Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020; Luật Thỏa thuận quốc tế 2020...

Từ tháng 7/2021, Luật Cư trú 2020; Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020; Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 bắt đầu có hiệu lực.

5 địa điểm không nên mua đất

Từ ngày 1/7/2021, Luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu lực. Theo Khoản 8 Điều 20 và khoản 3 Điều 27 Luật Cư trú 2020, khi công dân thuê nhà, trọ ở những địa điểm sau sẽ không được đăng ký thường trú mới, tạm trú mới: Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ảnh minh họa

Đổi tên “Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão”

Theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020, Quỹ Phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách gồm: Quỹ Phòng, chống thiên tai Trung ương do Bộ NN&PTNT quản lý (quy định mới) và Quỹ Phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh quản lý.

Bên cạnh đó, quy định về nguồn nhân lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai, bổ sung thêm đối tượng là người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Đặc biệt, theo quy định mới, từ ngày 1/7/2021, thay thế cụm từ “Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão” bằng cụm từ “Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” tại một số điều, khoản.

Phải thông báo việc nhiễm HIV với người chung sống như vợ chồng

Theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020, người nhiễm HIV có nghĩa vụ thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho: Vợ, chồng, người dự định kết hôn; người chung sống như vợ chồng với mình.

Luật mới cũng thêm đối tượng được ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, đơn cử như: Người chuyển đổi giới tính; phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy; người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó thăn; người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.

Được ký thỏa thuận quốc tế với cá nhân nước ngoài

Đây là quy định mới tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020. Theo đó, thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Việt Nam theo pháp luật quốc tế.

Trong đó, bên ký kết nước ngoài gồm: Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.

Bên ký kết Việt Nam bao gồm: Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh...

Theo Phạm Oanh/ Báo Tài nguyên & Môi trường

Bạn đang đọc bài viết Một số văn bản Luật có hiệu lực từ tháng 7/2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

Bài thơ: Nhớ các Anh
Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc:///“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”////Lớp lớp thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi////Hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu