Thứ bảy, 18/05/2024 11:23 (GMT+7)

Quảng Nam: Tỷ lệ lấp đầy Cụm công nghiệp Thanh Hà đạt hơn 40%

Bảo My -  Thứ bảy, 04/05/2024 10:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2024, TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) tập trung tăng cường quản lý nhà nước tại cụm công nghiệp Thanh Hà.

tm-img-alt
Hội An kêu gọi đầu tư các dự án có ngành nghề phù hợp vào Cụm công nghiệp Thanh Hà. (Ảnh minh hoạ)

Năm 2024, TP.Hội An tập trung tăng cường quản lý nhà nước tại cụm công nghiệp Thanh Hà, tiếp tục thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh đảm bảo tiêu chí “xanh”, “sạch” nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và giải quyết lao động tại chỗ.

UBND thành phố cho biết, sẽ thu hồi quyết định đầu tư đối với các doanh nghiệp, cơ sở kéo dài thời gian đầu tư, hoạt động cầm chừng, không hiệu quả.

Đồng thời tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại cụm công nghiệp để phát huy hiệu quả khai thác.

Thành phố cũng kêu gọi đầu tư các dự án có ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp sạch, từng bước hình thành chuỗi sản xuất liên kết giá trị để phát triển các sản phẩm đặc trưng từ một số ngành nghề truyền thống của Hội An.

Bên cạnh đó, tại Cụm công nghiệp Thanh Hà cũng đang triển khai các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP từ một số nông sản địa phương, mở rộng dịch vụ du lịch, tạo việc làm cho lao động tại chỗ.

Tính đến nay, UBND thành phố đã đầu tư hơn 81,57 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp này và quyết định cho 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuê đất để đầu tư và đi vào sản xuất, kinh doanh; trong đó có 29 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư của thành phố được di dời vào.

Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất sản xuất, kinh doanh cụm công nghiệp Thanh Hà hiện đạt hơn 47%.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam: Tỷ lệ lấp đầy Cụm công nghiệp Thanh Hà đạt hơn 40%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.