Thứ ba, 30/04/2024 12:56 (GMT+7)

Ngăn ô nhiễm không khí: Cần nỗ lực và hành động từ nhiều bộ, ngành

MTĐT -  Thứ sáu, 28/07/2023 15:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, để giải quyết được vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay, việc quan trọng là cần có “cái bắt tay trách nhiệm” từ các bộ, ngành.

Ngày 28/7, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - ông Lê Hoài Nam cho biết sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành, trên cơ sở Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí quốc gia được Chính phủ phê duyệt, cơ quan này đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách để cải thiện môi trường.

Ngan o nhiem khong khi: Can no luc va hanh dong tu nhieu bo, nganh hinh anh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Tuy vậy, để giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay, việc quan trọng là cần có “cái bắt tay trách nhiệm” cũng như nỗ lực và hành động đồng bộ từ nhiều ngành liên quan, đặc biệt là giao thông, xây dựng…

Nhận diện khó khăn, thách thức

Chia sẻ cụ thể tại Tọa đàm “Quản lý Chất lượng không khí: Công cụ tổng thể kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm” do Báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, tổ chức sáng nay, ông Nam cho rằng vấn đề quản lý chất lượng không khí hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Lý do khó khăn, theo ông Nam là bởi vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu xuất phát từ các ngành dịch vụ, công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp…

Cũng theo ông Nam, Việt Nam là nước đang phát triển và mục tiêu hiện tại vẫn là trở thành đất nước công nghiệp.

“Từ thực tế đó, rõ ràng là các nguồn phát thải nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng theo đà tăng lên. Đó cũng là lý do mà công tác quản lý chất lượng không khí cũng khó khăn theo,” ông Nam phân tích.

Mặt khác, theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Việt Nam vẫn đang “tiếp nhận” các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng. Trong đó, các ngành sử dụng năng lượng hoá thạch là chủ yếu nên đã dẫn đến phát thải tăng.

Theo ông Nam, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, việc quan trọng là cần có nỗ lực và hành động đồng bộ từ nhiều ngành trong quản lý chất lượng không khí.

“Nếu muốn cải thiện chất lượng không khí, cần có sự hợp tác của các ngành, nếu chỉ một số ngành thì không giải quyết được. Ngoài ra, đây không chỉ là vấn đề ở trung ương, mà còn cần sự góp sức ở địa phương,” ông Nam nhấn mạnh.

Ngan o nhiem khong khi: Can no luc va hanh dong tu nhieu bo, nganh hinh anh 2
Giảm thiểu khí thải cần có sự phối hợp khác nhau giữa các doanh nghiệp, phối hợp giữa người dân và có sự kiểm soát, giám sát của các cơ quan chức năng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Bên cạnh công tác quản lý, kiểm soát tốt chất lượng không khí, nước ta cũng cần phải chuyển đổi sang các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, tuy nhiên điều này đòi hỏi nguồn lực, khoa học công nghệ và nhân lực rất lớn. Chưa kể, điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế.

“Với tình hình hiện tại, chúng ta cần có lộ trình xử lý. Đây không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai. Ngay như Trung Quốc, họ cũng cần đến hàng chục năm và đầu tư nguồn lực rất lớn cho quá trình cải thiện không khí,” ông Nam nói.

Kiểm soát ô nhiễm không khí thế nào?

Bàn giải pháp cụ thể, ông Lê Hoài Nam cho rằng hiện tại, Việt Nam đã có Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí quốc gia. Tuy nhiên, từng đó thôi chưa đủ, mà cần phải có những giải pháp cụ thể hơn.

Trong đó, việc quan trọng là cần phải xác định được nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí; trong đó chủ yếu là do công nghiệp, giao thông, dân sinh…

Ngoài ra, đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng nhấn mạnh rằng kiểm soát chất lượng không khí không phải câu chuyện của Luật Bảo vệ Môi trường, mà còn là các quy định pháp luật cho những lĩnh vực khác.

Ví dụ về kiểm soát khí thải xe máy, ông Nam cho hay hiện chưa có hành lang pháp lý kiểm soát khí thải xe máy. Do vậy, mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường muốn giải quyết nhưng vấn đề này còn có liên quan đến Bộ Giao thông Vận tải. Ngoài ra, vấn đề này còn liên quan đến các vấn đề khác về kinh tế, mưu sinh của người dân.

Ngan o nhiem khong khi: Can no luc va hanh dong tu nhieu bo, nganh hinh anh 3
Hướng tới sử dụng các loại phương tiện giao thông ít tạo ra khí thải, hạn chế tác động đến môi trường sống, tiết kiệm nhiên liệu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

“Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi đang xây dựng quy chuẩn khí thải xe máy, nhưng cần phải có sự phối hợp với các bộ, ban ngành khác,” ông Nam nói và nhấn mạnh để thực hiện giải pháp quản lý nguồn thải cần phải được quy định từ các luật liên quan.

Giải pháp thứ hai, theo ông Nam là cần đồng bộ hoá về mặt hành động để đạt được các mục tiêu đề ra. Ví dụ có quy định về kiểm soát khí thải ôtô, nhưng nếu không có tiêu chuẩn, quy chuẩn nhiên liệu thì cũng rất khó.

Nhóm giải pháp thứ ba là chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng sạch. Ví dụ, Việt Nam có nguồn năng lượng sinh khối dồi dào như vỏ trấu, mụn cưa...

Ngoài ra, để kiểm soát tốt hơn về khí thải từ các nguồn ô nhiễm di động (cụ thể là các phương tiện cơ giới như ôtô, xe máy), Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành tiêu chuẩn khí thải trên toàn quốc đồng thời đang tiến hành rà soát thực tế để từ đó đưa ra những sửa đổi, bổ sung để trình Chính phủ sửa đổi Nghị định mới.

Về quản lý chất lượng không khí, ông Nam cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy chuẩn về quản lý không khí cấp quốc gia, có hiệu lực từ 1/9/2023.

“Quy chuẩn này đặt tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng không khí, đặc biệt tại một số thông số quan trọng như bụi. Chúng tôi mong muốn áp đặt đồng bộ quy chuẩn này để cải thiện không khí trên cả nước,” ông Nam nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang thực hiện dự án bổ sung 18 trạm quan trắc ở 16 tỉnh trên cả nước để giám sát không khí. Hiện mạng lưới quan trắc quốc gia đang được thực hiện theo hướng bổ sung tăng các trạm quan trắc, tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, vùng quan trọng trên cả nước.

“Từ dữ liệu quan trắc tại các trạm, chúng tôi sẽ nắm chắc được các thông số và lượng khí thải, phát thải của từng doanh nghiệp. Nếu có sự cố xảy ra, bộ cũng có thể chủ động kiểm soát và khắc phục,” ông Nam nói thêm.

Ngoài các giải pháp trên, tại tọa đàm, các đại biểu tham dự cũng đưa ra một số khuyến nghi cụ thể. Theo đó, để giảm thiểu khí thải cần có sự phối hợp khác nhau giữa các doanh nghiệp, phối hợp giữa người dân và có sự kiểm soát, giám sát của các cơ quan chức năng.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng khi đã có kế hoạch hành động thì phải giám sát để đáp úng đúng kế hoạch.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng nên đầu tư vào nghiên cứu, vào khoa học để góp phần nâng cao chất lượng không khí đồng thời lôi kéo sự tham gia, giám sát của người dân vào công tác bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Ngăn ô nhiễm không khí: Cần nỗ lực và hành động từ nhiều bộ, ngành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Vietnam+/TTXVN

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.