Thứ bảy, 27/04/2024 03:22 (GMT+7)

Liên Châu (Vĩnh Phúc): Tiền tỷ “không cánh... mà bay”

NPVĐT -  Thứ tư, 30/05/2018 07:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo người dân, lãnh đạo xã căn bản tự quyết thu chi, nhiều người dân đi làm ăn xa không để ý nhưng nay họ bắt đầu nhận ra quyền lợi bị tổn hại nên họ nói sẽ có các phản ứng khác nhau.

Bình mới, rượu cũ?

Sử dụng nước sạch của nhà máy lợi ích nhiều bề, cũng hỗ trợ tích cực bảo vệ tài nguyên nước trong bối cảnh hiện nay. Sẽ không có gì đáng nói nếu mọi việc được tiến hành minh bạch, dân chủ, tôn trọng cộng đồng dân và đương nhiên nước phải “sạch”. Nếu không chỉ càng làm cho người dân bất bình, không ủng hộ mà còn tìm cách phê phán ngay từ cách nói. Và cuối cùng, bao nhiều tiền đầu tư cũng phải đối mặt nguy cơ đắp chiếu.

Ở làng Nhật Chiêu, Trưởng một số thôn đến từng nhà đưa giấy yêu cầu họ ký vào có nội dung đóng tiền xây dựng nhà máy, bổ đầu mỗi hộ 1,7 triệu đồng, nhưng không gia đình nào ký.

Trụ sở UBND xã Liên Châu.

Ở thôn Nhật Tiến “khéo hơn”, xã cho các Chi hội Trưởng Chi hội Phụ nữ, chị em vốn mềm mỏng nhẹ nhàng, nhưng cũng không có kết quả. Thôn Thụ Ích đầu tiên bảo đóng 1,8 triệu cũng bổ đầu hộ, không ai chịu đóng, sau giảm 1,7 triệu song tình hình cũng chẳng tiến triển gì. Điều đó cho thấy toàn dân chưa sẵn sàng đồng ý xã hội hóa.

Lẽ ra lãnh đạo xã cần tìm hiểu xem nguyên nhân tại đâu, báo cáo lên trên, có giải pháp rồi kiên trì thuyết phục. Theo thông tin chúng tôi nhận được – PV thì thay vì làm thế, thời gian sau Hội đồng nhân dân xã với sự đề xuất của Ủy ban đã thông qua việc lấy tiền cho thuê đất khẩu của dân mà thanh toán cho nhà máy, giá trị 10% công trình tương đương hơn 3,8 tỷ đồng. Người dân không hay biết gì việc này, không có một thông báo tối thiểu nào, bất cứ bằng phương tiện thông tin gì, trong đại hội xã viên hay họp các thôn cũng không ai được biết trước.

Mãi sau này có ý kiến yêu cầu giải thích số tiền từ đất khẩu xã cho thuê thì vỡ lẽ ra chuyện xã thanh toán cho nhà máy nước, từ thông báo của ông Long mà một số người thuật lại. Coi như đây là vốn đối ứng của dân với công trình nhà máy nước sạch, bao giờ thu được tiền dân đóng làm nhà máy nước thì trả lại dân tiền từ cho thuê đất khẩu, và coi như “vay trả nước sạch”.

Khi tiếp xúc với bà con, chúng tôi thấy bà con ai cũng bất bình vì sự “bưng bít” thông tin của lãnh đạo xã. Cũng thật kỳ lạ, nếu đúng như thế thì Hội đồng nhân dân sao lại xảy ra chuyện đó. Cần đặc biệt phải lưu ý lại rằng, đất khẩu và quyền phái sinh từ đất khẩu trong đó có quyền được hưởng hoa lợi và lợi ích nảy sinh khác là tất yếu và được pháp luật bảo hộ, có yếu tố quyền tài sản quan trong, nhất là đất khẩu chia được.

Nên dù ai hay cơ quan tổ chức nào cũng tuyệt đối không được tùy tiện với quỹ này. Sự việc nếu đúng như trên còn phải xem xét ở góc độ vi phạm thế nào đến pháp luật nói chung và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu, người liên quan, người soạn thảo, đề xuất và ban hành.

Rất ít hộ dân sử dụng nước nhà máy nước Cụm Liên Châu - Hồng Châu - Hồng Phương.

Một điều nữa, nhà máy nước mang tên cụm Liên Châu  - Hồng Phương lúc thì gọi là cụm Liên Châu – Hồng Châu –Hồng Phương xem trên bản đồ thì “đường chim bay” sẽ qua làng Cẩm La của Hồng Châu, và khi nối ống cũng theo đường “chim bay” này.

Vậy là, mang tiếng Hồng Châu có nước sạch từ Liên Châu nhưng thực tế chỉ có đường nối này thôi, ống chỉ qua làng Cẩm La mà không có tới các làng khác, vốn phải rẽ và ngoặt đi thêm hướng khác.

Nhiều người dân nói với nhau là vì tiện đường nên rẽ qua Cẩm La, đi ra những chỗ kia nó tốn kém nên chưa làm. Có thể có cách lý giải khác nào đó nhưng thực tế với xã Hồng Châu chỉ làng Cẩm La là khi nhà máy này đi vào hoạt động thì được cấp nước. Thêm nữa, làng Cẩm La và xã Hồng Phương người dân cũng không đồng tình với việc bắt đóng tiền xây nhà máy, nhưng vẫn cấp nước.

Dùng tiền dân để đóng trả cho dân?

Quy định mỗi hộ đóng đồng loạt 1,7 triệu nhiều người dân thắc mắc, vì sự đối ứng kia có hộ 1 khẩu (được hưởng bấy nhiêu quyền lợi với đất khẩu thôi) cũng được đối ứng bằng với nhà khác có nhiều khẩu trong một hộ.

UBND xã Liên Châu có dùng tiền cho thuê đất khẩu của dân để trả sang ngang tiền xây dựng nhà máy nước

Ở đây có một chút liên quan đến thuật toán để toát lên bản chất, 2 gia đình cạnh nhau nhưng một gia đình có 10 khẩu thì để có nước vào tới đồng hồ đã phải bỏ mất 17 triệu đồng trong thực tế, còn gia đình 1 khẩu cũng được đầu tư đường dẫn và đồng hồ như thế thì chỉ mất có 1,7 triệu đồng. Vì là lãnh đạo xã cứ lấy tiền quỹ khẩu chung ra chi như thế nên nếu làm rõ ra bản chất nó sẽ là không hợp lý.

Sự công bằng có thể chỉ được thực hiện nếu một khi đi thu được toàn bộ 3,8 tỷ của dân để đối ứng lại quỹ khẩu rồi lại đem chia đều nó ra chả cho các hộ theo số khẩu. Nhưng làm sao mà thu được. Và như vậy, sự không công bằng này đang và sẽ tiếp tục diễn ra không biết tới bao giờ, mà không phải trong việc gì cũng coi nhẹ yếu tố công bằng được.

Ngay từ đầu đến giờ rất ít bà con dùng nước nhà máy, dùng thì khối lượng cũng khiêm tốn. Có nhà chỉ dùng 1 ít lấy lệ, tháng đóng 20 ngàn.

Dư luận cho rằng dùng nước máy còn bẩn nên nước bẩn đi trong ống nên gọi là sạch, họ không tin. Nhà máy vì thế hãy điều tra xã hội học để có các bước đi vì lợi ích cả 2 bên.

Với cách làm thanh toán cho nhà máy nước như trên có dấu hiệu “cưỡng chế” gián tiếp bởi xét về lý như thế đã là bắt dân đóng rồi, bắt cả những gia đình không dùng dịch vụ phải đóng. Trong khi bằng con đường đi trực tiếp đến từng nhà thì không ai đồng ý.

Và cũng làm một việc “bình mới, rượu cũ”, đây vẫn là tiền của dân thôi. Chẳng qua là thay vì lấy trực tiếp từ túi của dân thì lấy gián tiếp qua việc xã đang “bảo quản” tài sản của họ rồi quyết định thay cho dân.

Có hay không việc lợi dụng sự thiếu thông tin, và sự giải thích không rõ nghĩa để người dân có thời gian tưởng mình không mất tiền? Nếu nói “mượn” hoặc “vay” để trả thì lại có mâu thuẫn, thiếu nhất quán và càng phức tạp. Nếu đúng như vậy thì đây không nên là những từ dùng dễ dãi được.

“Vay” hay “mượn” thì phải được xác lập trên cơ sở nắm bắt đầy đủ thông tin, ý trí và thỏa thuận, sự đồng ý của cả hai bên, có lợi nhuận từ việc đó “vay”, được xác lập trên các quan hệ cụ thể và nói chung mang đặc điểm của một giao kết hợp đồng dân sự, xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên.

Xã sử dụng đất khẩu của bà con cho thuê, trên dưới 40 ha số tiền hàng năm thu là không hề nhỏ. Theo người dân, lãnh đạo xã căn bản tự quyết thu chi, nhiều người dân đi làm ăn xa không để ý nhưng nay họ bắt đầu nhận ra quyền lợi bị tổn hại nên họ nói sẽ có các phản ứng khác nhau. Họ không được thông báo gì để mà biết, nhiều năm sau khi được hỏi và khi có những việc đã diễn ra xong thì lãnh đạo có giải thích phần tiền 30% chu kỳ 720 ngàn/sào/năm là để đầu tư nông thôn mới. Còn các chu kỳ khác, thu không phải ít nhưng chẳng ai biết thế nào.

Việc làm trừ ngang đó cũng chính thức cho thấy một điều là, tiền khẩu của dân hoàn toàn có thể chia được cho dân và quy mô của nó rất dễ dàng và ý nghĩa khi chia cho dân.  

Nhiều cơ quan và lãnh đạo Trung ương những năm qua cũng đã nói không được để dân mệt mỏi vì bị huy động quá sức. Dân tự cho nhau thuê ruộng vẫn được tiền, mà xã đứng ra bao nhiêu năm dân lại không được cầm về đồng nào.

Việc làm trừ ngang này rồi chủ trương sau này thu được tiền của dân, tiền xây nhà máy, thì hoàn hoàn trả nghe qua qua có vẻ là giải pháp mang tính xây dựng và linh hoạt, tình thế và tích cực nhưng thực chất là “ép” buộc dân phải đóng tiền xây nhà máy. Cũng như “bình mới rượu cũ” khi thay vì phải đóng ngay trực tiếp từ túi thì sau này vẫn phải đóng trực tiếp từ túi ra, thì mới được cái “gửi gắm” xã kia về. Điều này đồng nghĩa là những hộ không dùng nước sạch mà vẫn phải đóng.

Không ở đâu bắt được người dân phải sử dụng các dịch vụ, hãy khuyến khích và tạo điều kiện chứ đừng cưỡng ép, chỉ có thể tạm ngưng cung cấp khi họ đã đồng ý sử dụng và trong quá trình đó vi phạm thỏa thuận. Còn nếu vấn đề không thu được tiền của người dân thì “xí xóa”, như vậy sai nguyên tắc ngay từ đầu khi khấu trừ ngang, làm kiểu cứ biết ngày hôm nay đã. Trong trường hợp này, thì vấn đề không công bằng giữa các hộ sẽ trở lại ngay tức khắc, rất gay gắt.

Sử dụng lợi ích có được từ đất khẩu của người dân vì thế bao giờ là việc làm nên tùy tiện. Một nguồn tin cho biết, bây giờ đối ứng chỉ còn 1,3 triệu/hộ nhưng khi được hỏi thì tất cả người dân đều nói không hay biết gì về tin mới này.

Việc bảo người dân nộp tiền xây dựng nhà máy nhưng chưa được sự ủng hộ, đóng góp đã “vội vàng” dùng chính tiền khẩu của người dân lẽ ra họ phải được hưởng và “sang ngang” để nộp tiền cho việc xây dựng nhà máy. Hai vấn đề hòan toàn khác nhau nhưng tựu chung lại ở 2 chữ “nộp tiền” chẳng khác gì đem râu ông nọ, cắm cằm bà kia là mấy.

18 tỷ của riêng thôn Thụ Ích

Còn một phần đất khẩu, chia theo khẩu thì người dân Thụ Ích được tiêu chuẩn 2 thước Bắc Bộ, tương đương 48m2/người, về nghĩa nào đó cũng tương tự như bãi 82,83 của riêng làng Nhật Chiêu và gọi là “khẩu làng”. Ngoài số 42m2/người mà cả xã đều có ở bãi nổi cũng như các ruộng trong đồng đã được cấp sổ đỏ.

Nhà văn hóa thôn Thụ Ích có kinh phí xây dựng 8 tỷ đồng?

Ông Nguyễn Văn N (người dân thôn Thụ ích) cho biết: “Khi làm đê Trung ương, thôn Thụ Ích chúng tôi được đền bù 18 tỷ đồng, số tiền này được gửi Ngân hàng và giao xã giữ hộ. Nhưng đến năm 2011, lãnh đạo xã lại chủ động định hướng  “tiêu” số tiền 18 tỷ này trong khi đó là đất khẩu của người dân chúng tôi. Lẽ ra phải chia hoặc trả lại cho người dân nhưng lãnh đạo xã lại dùng số tiền này để xây dựng công trình. Đến nay số tiền 18 tỷ đó còn hay hết, người dân chúng tôi cũng không được thông báo, giải trình gì”.

Tại sao lại còn quỹ đất khẩu riêng này nữa và 18 tỷ tài sản riêng của làng Thụ Ích đã “bị” đem ra “đóng” hết. Môi trường và Đô thị điện tử sẽ trở lại vấn đề này ở bài tiếp theo.

Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã có liên hệ với lãnh đạo xã Liên Châu nhưng vị này cho biết thời điểm này "không" tiếp xúc báo chí.

Ngày 29/05, phóng viên đến UBND huyện Yên Lạc để liên hệ công tác, khi được hỏi về nội dung liên quan đến 31 hộ dân tại thôn Nhật Chiêu và vấn đề đất khẩu của người dân xã Liên Châu.

Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Đình Hoàn - Phó Chánh văn phòng UBND huyện Yên Lạc cho biết, hai nội dung này UBND xã Liên Châu phụ trách, phóng viên về xã liên hệ để nắm rõ  thông tin...".

Ông Hoàn cũng cho biết thêm: "Liên quan đến những nội dung PV đề cập, hiện tại Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang thanh, kiểm tra được 45 ngày về 14 nội dung tại xã Liên Châu...".

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Bạn đang đọc bài viết Liên Châu (Vĩnh Phúc): Tiền tỷ “không cánh... mà bay”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới