Thứ sáu, 26/04/2024 20:35 (GMT+7)

Kiến thức sức khoẻ: Giảm nỗi lo về hôi miệng

MTĐT -  Thứ năm, 27/05/2021 11:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nguyên nhân hôi miệng thường gặp là do việc vệ sinh răng miệng kém và mắc các bệnh lý về răng miệng.

Hơi thở không thơm tho thường là hậu quả của hai yếu tố chính: vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc đường ruột có vấn đề, có nghĩa mùi hơi thở không chỉ được hình thành trong khoang miệng mà còn từ toàn bộ hệ tiêu hóa của người bệnh. Và thủ phạm trong cả hai trường hợp này chủ yếu đều là vi khuẩn.

Hợp chất sulphur dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong sang thương sâu răng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng:

Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng, như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur;

Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài;

Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng;

Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

Các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng;

Vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân hôi miệng;

Giảm tiết nước bọt tuổi tác, sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng;

Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng;

Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,... là một trong những nguyên nhân hôi miệng;

Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Các cách chữa hôi miệng phổ biến:

- Chữa trị khỏi những bệnh là nguyên nhân gây hôi miệng nếu có như: viêm lợi, viêm họng...

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc cẩn thận hơn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn. Việc đánh răng sẽ giúp loại bỏ những thức ăn dư thừa còn bám lại trong miệng sau khi ăn. Nếu không bị lấy đi, những mảnh vụn thức ăn này sẽ tích tụ lại tạo thành những mảng bám (đây chính là tác nhân gây sâu răng, hôi miệng)

- Uống nhiều nước và nhai kẹo cao su giúp khoang miệng luôn duy trì được độ ẩm

- Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học không chỉ đem lại cho bạn một sức khỏe tốt mà còn giúp bạn hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bị hôi miệng, nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình nhiều loại rau quả và trái cây như cà rốt, cam, táo...

Những bài thuốc có thể dùng để chữa hôi miệng:

Bài 1: đinh hương 15g, cam thảo 90g, tế tân 45g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật ong tán nhuyễn làm thành viên. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g.

Bài 2: quế tâm, cam thảo, tế tân, quất bì, mỗi vị đều 50g, tán thành bột. Dùng táo nhục và mật ong luyện thành hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 5 - 10g trước khi đi ngủ.

Bài 3: dùng chanh tươi 2-3 quả, rửa sạch cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh.

Bài 4: lá cây đậu xanh 15g, hoắc hương 10g, sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.

Bài 5: quả lê bỏ vỏ và hạt, thái miếng mỏng ngâm nước sôi để nguội nửa ngày; uống thay nước trong 2-3 ngày liền./.

Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp các bạn tăng thêm sự tự tin khi giao tiếp và bảo vệ tốt cho sức khoẻ của mình./.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Kiến thức sức khoẻ: Giảm nỗi lo về hôi miệng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới