Thứ bảy, 04/05/2024 16:00 (GMT+7)

Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển thị trường khoa học và công nghệ

MTĐT -  Thứ bảy, 07/10/2023 10:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhằm tháo gỡ những "điểm nghẽn" phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập, ngày 5/10/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Chỉ thị 25/CT-TTg.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. ITN

Thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam đang dần hình thành, phát triển và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên về tổng thể, thị trường khoa học và công nghệ nước ta còn tồn tại một số rào cản, vướng mắc, "điểm nghẽn" cần được sớm tháo gỡ, khắc phục, cụ thể là: Hệ thống chính sách, pháp luật về chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ còn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho thương mại hóa, đẩy mạnh cung - cầu công nghệ; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành chưa tốt; còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung công nghệ từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường; hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn trầm lắng; doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn cung công nghệ có chất lượng; năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp còn yếu; các tổ chức trung gian chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến, chuyển giao công nghệ còn yếu; thiếu các tổ chức trung gian có vai trò đầu mối với quy mô cấp vùng, quốc gia và kế nối với thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh đó, Chỉ thị 25/CT-TTg được ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn trên. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, rà soát tổng thể và đề xuất các giải pháp phù hợp, phương án điều chỉnh, bổ sung, tháo gỡ các rào cản, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thị trường khoa học và công nghệ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trong đó, rà soát, đề xuất, ban hành các quy định pháp luật về góp vốn, thoái vốn khi tổ chức, cá nhân góp vốn bằng kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoàn thành trong năm 2024.

Chủ trì xây dựng, triển khai các chính sách cụ thể để thu hút chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia người nước ngoài tham gia vào hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại Việt Nam; hoàn thành trong giai đoạn 2024 - 2025.

Chủ trì xây dựng báo cáo hằng năm về thị trường khoa học và công nghệ. Xây dựng, ban hành các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ và hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương áp dụng.

Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý về sàn giao dịch công nghệ để bảo đảm thị trường khoa học và công nghệ hoạt động công khai, minh bạch, lành mạnh và bền vững.

Phối hợp, hỗ trợ các địa phương hình thành và phát triển 03 sàn giao dịch công nghệ trọng điểm tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số sàn giao dịch khoa học và công nghệ cấp địa phương. Hỗ trợ hình thành mạng lưới các tổ chức trung gian trong nước và kết nối với mạng lưới các tổ chức trung gian khu vực và quốc tế.

Xây dựng, đưa vào sử dụng trong năm 2024 cổng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường khoa học và công nghệ nhằm cung cấp thông tin công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu, đề xuất thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách nhà nước vào sản xuất, kinh doanh, báo cáo cấp có thẩm quyền trong năm 2024.

Nghiên cứu, đề xuất phương án thúc đẩy doanh nghiệp thành lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong hoạt động tái đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

Tú Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến phế phẩm gỗ và rác thải nhựa thành ván sàn Composite
Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.