Thích ứng với BĐKH đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng cho các địa phương khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững cho người nghèo, những người sinh sống ở vùng nhạy cảm với thiên tai.
Luật hóa quy định thích ứng BĐKH
Theo Bộ TN&MT, các kịch bản BĐKH đều cảnh báo tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất. Thời tiết ngày càng nóng, độ ẩm tăng cao cùng với lượng mưa ngày càng lớn và bất thường sẽ tạo ra một môi trường sống khắc nghiệt. Bên cạnh đó, thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gia tăng và nước biển dâng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, dẫn tới phá hủy các thành quả kinh tế - xã hội và giảm nghèo trong dài hạn. Điều này cũng đã được chỉ ra trong nhiều báo cáo nghiên cứu về tình trạng BĐKH tại Việt Nam.
Gần đây nhất, Báo cáo nghiên cứu về tác động của BĐKH và thiên tai đến bất bình đẳng đa chiều tại Việt Nam, do Viện nghiên cứu Mekong và Oxfarm thực hiện năm 2022 nhận định: Những người dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH gồm có nông dân, ngư dân, các nhóm DTTS, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, và người nghèo ở khu vực thành thị. Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy, tác động tiêu cực của BĐKH đã làm trầm trọng thêm bất bình đẳng đa chiều qua ba con đường, bao gồm: gia tăng mức độ tiếp xúc của các nhóm yếu thế trong xã hội với các tác động tiêu cực của BĐKH; gia tăng tính dễ tổn thương của các nhóm yếu thế với các vấn đề gây ra bởi BĐKH; và làm giảm khả năng ứng phó và phục hồi sau thiệt hại của các nhóm này.
Trồng rừng ngập mặn thích ứng biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, giảm nghèo bền vững đang là một thách thức và khó khăn với Việt Nam khi 70% người nghèo sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp và ngư nghiệp.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác thích ứng BĐKH đối với Việt Nam, Bộ TN&MT đã đề xuất đưa thích ứng BĐKH vào quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nội dung này. Theo đó, thích ứng với BĐKH là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.
Bộ TN&MT sẽ chủ trì thực hiện đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, khu vực và cộng đồng dân cư trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, xây dựng, triển khai hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh có trách nhiệm triển khai hoạt động thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và dựa vào hệ sinh thái; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị. Công tác tổ chức đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do BĐKH sẽ phải được thực hiện định kỳ hằng năm và tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Giảm thiểu tối đa thiệt hại
Về tổng thể, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu thích ứng BĐKH của Việt Nam là giảm mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước tác động của BĐKH thông qua nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH.
Để đạt mục tiêu này, nhóm nhiệm vụ nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững bao gồm: Ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái, phục hồi các nguồn tài nguyên; Xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, có giá trị gia tăng cao và bảo đảm an ninh lương thực; Quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng và các hệ sinh thái; Tập trung phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động, mức độ dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu trong quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, khu tái định cư ven biển và hải đảo trên cơ sở phân vùng rủi ro thiên tai và kịch bản biến đổi khí hậu; Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm an sinh xã hội và bình đẳng giới.
Nhóm nhiệm vụ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH bao gồm: Dự báo và cảnh báo sớm, tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới giám sát biến đổi khí hậu; Phát triển các công trình phòng chống thiên tai để phòng chống thiên tai kịp thời và hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu; Bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản người dân trước tác động của biến đổi khí hậu.
Giảm suy thoái tài nguyên đất, nước giúp bảo vệ sản xuất
Trước mắt, đến năm 2030, Việt Nam cần đạt được các mục tiêu cụ thể về thích ứng BĐKH:
“Kiểm soát được tình trạng suy thoái tài nguyên nước, tài nguyên đất, đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng."
Việt Nam hướng tới chuyển đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững
“Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu; phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thuỷ sản bền vững; bảo đảm an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng quốc gia."
Tuyên truyền bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai
“Bảo đảm độ che phủ rừng ít nhất 42%; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền, diện tích vùng biển và ven biển được bảo tồn đạt ít nhất 5% diện tích tự nhiên vùng biển của quốc gia."
Công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
“Các công trình hạ tầng trọng yếu thích ứng với biến đổi khí hậu được hoàn thành với các tiêu chuẩn an toàn trước thiên tai, đặc biệt là các công trình phòng chống thiên tai, ngăn triều cường, xâm nhập mặn, công trình trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập úng ở các đô thị lớn."
Công trình nước sạch ở huyện miền núi Đăkrông tỉnh Quảng Trị
“Bảo đảm ít nhất 95% dân số được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh, trong đó ít nhất 80% dân số được sử dụng nước sạch đạt chuẩn; đáp ứng nhu cầu về phòng chống dịch, bệnh và các bệnh mới phát sinh do biến đổi khí hậu."
Hệ thống ra-đa thời tiết tại Quy Nhơn phục vụ quan trắc bão cho khu vực Nam Trung Bộ
“Trình độ khoa học và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo sớm thiên tai ngang tầm các nước phát triển khu vực châu Á; năng lực giám sát biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai đạt ngang tầm với các quốc gia hàng đầu trong khu vực; đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ khí hậu cơ bản."
Khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam)
“Bảo đảm 80% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn; hoàn thành di dời ít nhất 70% các hộ dân sinh sống ở nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; đối với khu vực chưa thể di dời được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro khi xảy ra thiên tai; 100% các khu vực ngầm tràn được giám sát và cảnh báo độ sâu nước ngập."
Cập nhật giá cao su hôm nay 26/9 trên các sàn giao dịch lớn thế giới. Cập nhật giá thu mua mủ cao su nguyên liệu trong nước, giá cao su tại Bình Phước, Gia Lai..
Cập nhật giá heo hơi hôm nay 26/9 tại 3 miền Bắc - Trung - Nam. Giá heo hơi hôm nay giảm nhẹ ở một vài nơi và dao động trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg.
Cập nhật giá gas hôm nay 26/9/2023 tại thị trường trong nước và thế giới. Giá khí đốt tự nhiên các kỳ hạn và giá gas bán lẻ trong nước, giá gas Petrolimex, Saigon Petro...
Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 26/9/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán sản phẩm Trái phiếu phát hành ra công chúng 2022 Đợt 3 từ ngày 25/9 đến 9h sáng ngày 16/10/2023, với tổng giá trị chào bán hơn 3.000 tỷ đồng.
Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) hướng tới xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, đảm bảo an toàn, an ninh cấp nước, hiện đại hóa công nghệ.
Chiếu sáng yếu, giữa đêm thì đèn tắt hoặc không sáng là phản ánh của người dân về những cột đèn năng lượng do UBND xã Vĩnh Hưng A mới lắp hồi tháng 7/2023
Taseco Land là một đơn vị thành viên của Taseco Group - một tập đoàn đa ngành, trong đó, Taseco Land tập trung vào lĩnh vực bất động sản. Việc đại chúng hóa này là một bước đi trong kế niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE của doanh nghiệp này.
Vinhomes Sky Park với chuẩn sống đẳng cấp lần đầu tiên xuất hiện tại Bắc Giang đã chinh phục cả giới tinh hoa địa phương lẫn cộng đồng chuyên gia nước ngoài.
Hiện nay, nhiều Dự án bất động sản hình thành trong tương lai thì Chủ đầu tư (CĐT) đưa ra tiêu chí nếu muốn mua dự án phải đặt cọc trước sau đó sẽ thanh toán phần còn lại dần theo tiến độ xây dựng.
Từ ngày 22 đến 24/9, thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an TP Bắc Giang đã phát hiện và thực hiện xử phạt “nguội” đối với 66 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Chính phủ Kenya ngày 25/9 thông báo giải ngân 338,62 triệu shilling (khoảng 2,3 triệu USD) theo chương trình mạng lưới an toàn chống đói (HSNP) để hỗ trợ các hộ gia đình ở các vùng bị hạn hán trên cả nước.
Cùng với hơn 150 văn nghệ sĩ khác, Hoa hậu H'Hen Niê đã nhận được bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng năm 2023" vì những đóng góp tích cực trong các hoạt động tình nguyện.
Ngày 25/9/2023, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 52/2023/QĐ-UBND Quy định cụ thể việc thu hồi đất đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Cho đến gần đây, những ngôi nhà cao cấp ở Bán đảo Redhill vẫn là ốc đảo dành cho những người Hong Kong giàu có đang khao khát cuộc sống yên tĩnh tại một đô thị nổi tiếng chật chội với 7,5 triệu dân.
Mới đây, Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp cùng công ty Đường ống Khí Nam Côn Sơn trao tặng Công trình măng non "Không gian vui chơi và đọc sách cho em" năm 2023 tại Trường TH Nguyễn Văn Trỗi.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua nghị quyết điều chỉnh, dự án hệ thống thu gom, xử lý nước mưa TP Quảng Ngãi, lưu vực phía Nam hạ lưu sông Trà Khúc từ 300 tỷ lên 1.000 tỷ đồng.
Tại Hà Tĩnh, các trường học trên địa bàn tiếp tục siết chặt, giám sát, kiểm tra thường xuyên các hoạt động giáo dục, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở bếp ăn bán trú.
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã công bố một nghiên cứu về xu hướng dịch chuyển đường giới hạn cây gỗ cho thấy tác động ngày càng mạnh của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái toàn cầu.
Tỉnh tăng cường quản lý về quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường khu công nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp về phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm; trong đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các khu công nghiệp.
Ngày 25-9, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo giới thiệu sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội”.
Ngày 25/9, Tổng công tố Libya đã ra lệnh bắt giữ 8 quan chức trong khuôn khổ cuộc điều tra về thảm họa lũ lụt làm hàng chục nghìn người thiệt mạng tại nước này.
Việc điều chỉnh hướng tuyến đường Vành đai 4 sẽ hạn chế đi qua đường hiện hữu và khu dân cư, giúp tiết kiệm hơn 4.000 tỉ đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Một vụ nổ lớn đã xảy ra tại một cơ sở lưu trữ nhiên liệu ở Nagorno-Karabakh (khu vực ly khai nằm giữa Armenia và Azerbaijan), khiến hơn 200 người thương vong.
Mong muốn cho các cháu được vui Tết Trung thu sum vầy, đầm ấm và ý nghĩa, ngày 25/9 Tạp chí Môi trường & Đô thị đã phối hợp với Cty TNHH Tiến Hà (huyện Vĩnh Lộc) trao 600 túi quà cho các cháu Trường Mầm non TT Lang Chánh 1 và Trường Nầm non xã Yên Thắng.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công điện số 27/CĐ-UBND gửi Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về việc triển khai thực hiện Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 của Chính Phủ.
Ngày 25/9, tại TP Móng Cái, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh 9 tháng đầu năm.
Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình đã xuất hiện mưa lớn trên diện rộng. Trước tình hình trên PCT Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện gửi các ngành, địa phương trong tỉnh, chỉ đạo các biện pháp ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn
Chính phủ Nhật Bản cho biết, mẫu cá đánh bắt từ các vùng biển gần Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima, nơi bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ cách đây 1 tháng không chứa tritium.
Chiều 25/9, HĐND TP Thanh Hóa đã tiến hành quy trình bầu Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa khóa XXII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó BT Thành ủy TP Thanh Hóa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa có Công điện số 07/CĐ-BCH về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn từ ngày 25- 27/9.