Thứ năm, 02/05/2024 02:57 (GMT+7)

Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/12/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 22/12/2023 16:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 22/12/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 22/12/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Năm 2024 thị trường bất động sản diễn biến ra sao?

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành xây dựng” ngày 22/12, ông Đậu Minh Thanh cho biết trong nửa đầu năm nay, thị trường bất động sản tiếp tục rơi vào trạng thái giao dịch trầm lắng. Trước tình hình đó, Bộ Xây dựng đã tích cực tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thực tế trong 6 tháng cuối năm cho thấy, thị trường bất động sản đã có những tín hiệu tích cực hơn so với nửa đầu năm, trong đó lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều.

Nêu dẫn chứng cụ thể, ông Thanh cho hay, nguồn cung bất động sản tính đến hết quý III tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc. Trong số đó, nhà ở thương mại mới hoàn thành 42 dự án với khoảng 15.966 căn (đạt khoảng 46,15% so với năm 2022); nhà ở xã hội hoàn thành xây dựng 5 dự án với quy mô 850 căn hộ; dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành 17 dự án, mới bằng 56,67% so với năm 2022.

tm-img-alt
Thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn.

Giá căn hộ trong thời gian qua liên tục tăng cao do nguồn cung trong những năm gần đây khan hiếm. Tuy nhiên, giá nhà ở thấp tầng và một số loại phân khúc bất động sản khác có xu hướng giảm mạnh từ 10-20%, tùy thuộc vào vị trí từng khu vực.

Đối với giao dịch bất động sản, tính đến hết quý III, có khoảng 324.378 giao dịch thành công (đạt khoảng 41,29% so với năm 2022). Lượng giao dịch giảm chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền (chỉ bằng 35,79% so với năm 2022); nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ (chỉ bằng 63,07% so với năm 2022).

Tương tự, về tồn kho bất động sản, theo số liệu báo cáo của 53/63 địa phương, quý III vào khoảng 18.808 căn; trong đó tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ với 6.554 căn; đất nền của các dự án với 7.190 nền; chung cư 3.196 căn.

Về triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021- 2030)”, ông Thanh cho hay, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản đôn đốc các địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo số liệu đầu tư nhà ở xã hội trên địa bàn.

Đến nay, theo báo cáo từ các địa phương, cả nước đã có 475 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp với quy mô 432.698 căn đã hoàn thành và triển khai đầu tư xây dựng trong đoạn đoạn 2021-2025.

Trong số đó, 46 dự án với quy mô 20.210 căn đã hoàn thành; đã khởi công xây dựng 120 dự án với quy mô 120.066 căn. Ngoài các dự án đã được khởi công, cả nước đã có 309 dự án với quy mô 292.422 căn được chấp thuận chủ trương đầu tư mới.

Về triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, ông Thanh cho biết, hiện đã có 23 tỉnh công bố danh mục 54 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình với nhu cầu vay vốn hơn 25.884 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương đã được giải ngân với số vốn khoảng 143,3 tỷ đồng

Giao dịch bất động sản tăng rõ rệt trong 6 tháng cuối năm

VTC đưa tin, ngày 22/12, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, nửa đầu năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục trạng thái giao dịch trầm lắng. Nhưng những biện pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Xây dựng và các địa phương để tháo gỡ khó khăn đã mang lại kết quả, các vướng mắc từng bước được tháo gỡ, tình hình thị trường đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Trong 6 tháng cuối năm, lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư...có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần tiếp tục các biện pháp tháo gỡ mạnh mẽ trong thời gian tới.

Về giá giao dịch, giá căn hộ liên tục tăng cao do nguồn cung căn hộ trong những năm gần đây khan hiếm. Tuy nhiên, giá nhà ở thấp tầng và một số loại phân khúc bất động sản khác giảm mạnh từ 10 - 20%.

Về tổng lượng giao dịch, tính đến hết quý III, có khoảng 324.378 giao dịch thành công, đạt khoảng 41,29% so với năm 2022. Lượng giao dịch giảm chủ yếu tập trung vào phân khúc đất nền, chỉ bằng 35,79% so với năm 2022.

Lượng giao dịch đối với nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ giảm, chỉ bằng 63,07% so với năm 2022.

tm-img-alt
Trong 6 tháng cuối năm, lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư...có sự phục hồi tốt. (Ảnh minh họa)

Về tồn kho bất động sản, theo số liệu báo cáo của 53/63 địa phương, lượng tồn kho bất động sản trong quý III vào khoảng 18.808 căn, trong đó tỷ trọng tồn kho chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền của các dự án.

Nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc đến hết quý III. Nhà ở thương mại hoàn thành 42 dự án với khoảng 15.966 căn, đạt khoảng 46,15% so với năm 2022.

Nhà ở xã hội hoàn thành xây dựng 5 dự án với quy mô 850 căn hộ. Dự án du lịch nghỉ dưỡng và văn phòng kết hợp lưu trú hoàn thành 17 dự án bằng 56,67% so với năm 2022.

Về tín dụng bất động sản, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đến 31/8/2023 đạt 986.477 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, đến hết tháng 8/2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu là 132.358 tỷ đồng, trong đó nhóm bất động sản với 46.765 tỷ đồng (chiếm 35,3%). Hiện thị trường có 455 mã trái phiếu niêm yết, doanh nghiệp bất động sản chiếm 46% giá trị phát hành là 56,9 nghìn tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ước đạt 1,94 tỷ USD, chiếm hơn 9,6% tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đứng thứ 2 trong các nhóm ngành.

Hướng đến năm 2024, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5 - 7%; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 43,7%; tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt trên 97%; diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt trên 26,5m2 sàn/người.

Tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, trọng tâm là hoàn thành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn và các Nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

Thanh toán trong kinh doanh bất động sản phải chuyển khoản

Tại Điều 48 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về thanh toán trong kinh doanh bất động sản như sau:

Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.

tm-img-alt

Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng.

Như vậy, theo quy định mới, chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản.

Trước đó, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định thanh toán trong giao dịch bất động sản như sau:

Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán.

Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ trong hợp đồng.

Theo Điều 47 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định giao dịch trong kinh doanh bất động sản như sau:

Giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản, dự án bất động sản được đưa vào kinh doanh do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản ghi đúng giá giao dịch thực tế trong hợp đồng; chịu trách nhiệm trong việc ghi giá giao dịch trong hợp đồng không đúng với giá giao dịch thực tế.

Hà Nội xử lý 156 công trình vi phạm dạng chung cư mini

Tin trên Đại đoàn kết, mới đây, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong năm 2023, UBND các quận, huyện, thị xã và các đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã kiểm tra 16.560 công trình; phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 416 trường hợp có vi phạm, chiếm tỷ lệ 2,51%.

Đáng chú ý, trong số đó có 129 trường hợp xây dựng không phép; 232 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 5 trường hợp xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường; 50 trường hợp có các vi phạm khác. Lực lượng chức năng đã xử lý dứt điểm 219/416 trường hợp, chiếm tỷ lệ 52,6%; đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 197/416 trường hợp, chiếm tỷ lệ 47.4%.

UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã ban hành 906 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 23,7 tỷ đồng, thu về ngân sách Nhà nước số tiền trên 15,2 tỷ đồng.

So với năm 2022, dù số quyết định xử phạt vi phạm hành chính giảm nhưng số tiền xử phạt vi phạm hành chính tăng 1,86 lần (11.047 triệu đồng) do có sự thay đổi quy định pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm về xây dựng.

Một số hành vi đã nhân đôi mức tiền xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 8/7/2022 của HĐND thành phố về quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng tại các quận thuộc thành phố Hà Nội.

Thực hiện Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 15/9/2023 của UBND thành phố về việc tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện; đồng thời ban hành các văn bản đôn đốc, hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã trong quá trình kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng.

tm-img-alt
Chung cư mini "khủng" sai phép ở xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Ảnh: Lê Khánh.

Qua tổng hợp số liệu báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã, ngày 15/12/2023, Sở Xây dựng đã có báo cáo gửi UBND thành phố kết quả thực hiện.

Theo đó, kết quả ghi nhận như sau: các đơn vị đã tổ chức kiểm tra 69.448 công trình, trong đó có 2.611 nhà chung cư; 30.298 cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ; 385 nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ và 36.154 nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao.

UBND các quận, huyện, thị xã đã xử lý 156 công trình vi phạm; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính trên 3 tỷ đồng.

Khởi công xây dựng nhà máy điện gió 1.500 tỉ đồng ở Quảng Trị

Chủ đầu tư dự án, Công ty Cổ phần Phong điện Hải Anh - Quảng Trị cho biết, dự án có diện tích 20ha, triển khai ở xã Hướng Phùng, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo. Sau lễ khởi công, sẽ triển khai xây dựng 8 trụ điện gió công suất 5 MW, chiều cao trụ tháp 125m, đường kính cánh quạt 172m. Giá trị dự toán xây dựng công trình hơn 1.500 tỉ đồng.

Dự kiến, dự án sẽ vận hành đấu nối điện vào tháng 9/2024.

Ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, Quảng Trị hướng đến phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng tái tạo là 1 trong 3 trụ cột chính để phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của Quảng Trị, với phương châm biến bất lợi trở thành lợi thế.

Tỉnh đã kêu gọi và thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư điện gió vùng phía tây Quảng Trị, nơi trước đây là chiến trường và hiện nay là những công trình công nghiệp hiện đại, mang lại những lợi thế mà hiếm tỉnh thành nào có được. Ðây cũng là định hướng của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền trung và cả nước vào năm 2030.

tm-img-alt
Lễ khởi công Nhà máy điện gió Hải Anh. (Ảnh: Internet)

Tỉnh Quảng Trị cũng trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, đưa vào Quy hoạch điện VIII 60 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất 4.600 MW, 3 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 2.600 MW, 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.400 MW, hơn 2.000 MW các dự án thủy điện tích năng và khoảng 4.500 MW các dự án điện khí.

Dự án Nhà máy điện gió Hải Anh tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, do Công ty cổ phần phong điện Hải Anh – Quảng Trị thực hiện có công suất thiết kế 40MW, tổng mức đầu tư khoảng 1.565 tỷ đồng (trong đó vốn huy động khoảng 1.095 tỷ đồng).

Dự án này thuộc danh mục các dự án điện gió bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Tháng 3/2021, UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận đầu tư lần đầu cho dự án này. Trong đó xác định, tiến độ dự án đến tháng 11/2021 dự án phải hoàn thành nghiệm thu và phát điện thương mại.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/12/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới