Thứ sáu, 03/05/2024 15:30 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/7/2023

MTĐT -  Thứ tư, 12/07/2023 17:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/7/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/7/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Biển Đông sắp đón bão, Miền Bắc mưa lớn giảm nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong giai đoạn từ ngày 11/7-10/8, dải hội tụ nhiệt đới có xu thế hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn và có thể gây thời tiết xấu (mưa dông, lốc xoáy, sóng mạnh) trên khu vực Biển Đông.

Dự báo khoảng ngày 15-20/7 có khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành ATNĐ/bão trên Biển Đông.

Dự báo có khoảng 2-3 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo dự báo, từ ngày 15/7 nắng nóng kết thúc ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và có khả năng giảm dần ở khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên.

Từ chiều tối ngày 12/7 đến ngày 13/7, ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian xảy ra mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm).

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Mưa to cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.

Tập huấn Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận kết quả phối hợp giữa mặt trận tổ quốc các cấp với ngành tài nguyên và môi trường trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các quy định mới của Luật bảo vệ môi trường; các mô hình bảo vệ môi trường thiết thực, hiệu quả.

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN

Hội nghị tập huấn lần này nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động cho cán bộ Mặt trận các cấp nắm vững và tuyên truyền vận động nhân dân nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới.

Đây cũng là dịp để chia sẻ kinh nghiệm và những cách làm hay, sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương mình, nhất là xây dựng mô hình điểm khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trọng tâm là mô hình về thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn và giữ gìn vệ sinh môi trường ở cộng đồng dân cư.

Trong năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai công tác phối hợp giữa ngành tài nguyên và môi trường với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp một cách hiệu quả trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Ngày 11/7/2023, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai do Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã đến làm việc và kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra 17 đợt thiên tai làm 05 người chết, 07 người bị thương, trên 1.300 ngôi nhà bị ảnh hưởng, hư hỏng và gần 3.900 ha lúa, rau màu bị phá huỷ… thiệt hại ước tính trên 78 tỷ đồng. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó thiên tai; nhanh chóng tổ chức khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai, kịp thời ổn định sản xuất và đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng. Tỉnh đã không ngừng củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở các cấp. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy an nhân dân tỉnh Nguyễn Thế Giang đề nghị Đoàn công tác tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, trình Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Tuyên Quang khắc phục những công trình hạ tầng bị thiệt hại do mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất gây ra trong năm 2022 và các năm trước. Các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho các đơn vị, ngành thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ về khắc phục thiệt hại do thiên tai. Đồng thời, sớm ban hành hướng dẫn kiện toàn tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Kết luận buổi làm việc, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Tuyên Quang trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Đồng chí đề nghị, tỉnh cần tăng cường truyền truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp ứng phó, phòng ngừa, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Với những kiến nghị của địa phương, Đoàn sẽ tiếp thu tổng hợp, đề xuất với Ban Chỉ đạo Trung ương để có hướng dẫn chỉ đạo triển khai, thực hiện có hiệu quả.

Trước đó, Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế một số công trình chống sạt lở, hồ đập thuỷ lợi tại xã An Khang, phường Đội Cấn của thành phố Tuyên Quang; xã Phúc Ninh của huyện Yên Sơn và làm việc với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Yên Sơn.

Hà Tĩnh: Trời nắng nóng, nhiều hộ dân vẫn bị ngập trong nước vì sự cố bất ngờ

Tin trên Đại đoàn kết, ngày 12/7, nguồn tin từ UBND xã Thường Nga (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), trên địa bàn xã vừa có 12 hộ dân và hơn 1 ha lúa bị ngập trong nước, nơi ngập sâu nhất lên đến hơn 1m.

Theo đó, vào khoảng gần 4h sáng ngày 12/7, nước xả từ kênh Ngàn Trươi - Cẩm Trang tăng đột xuất và tràn qua 2 cống điều tiết tại thôn Đất Đỏ rồi ngập vào nhà dân. Đến 10 giờ sáng cùng ngày, nước bắt đầu có dấu hiệu rút dần.

Do sự cố nước tràn bất ngờ nên tại một số hộ dân, nhiều thiết bị điện như bình lọc nước, máy bơm, quạt, tủ lạnh… bị ngấm nước, có dấu hiệu chập điện, nhiều gia đình có trẻ nhỏ đã phải di dời đi nơi khác. Ngoài ra, một số hộ bị ảnh hưởng đến lúa gạo và gia súc, gia cầm.

Qua thống kê, tại thôn Đất Đỏ có 5 hộ dân bị nước tràn vào nhà, thôn Văn Minh có 5 hộ dân bị nước tràn vào sân, vườn. Ngoài ra, tại thôn Vĩnh Phú (xã Phú Lộc, huyện Can Lộc) có 2 nhà dân và 1 ha lúa cũng bị ngập.

Được biết, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện sự việc đã có mặt tại hiện trường để kiểm tra và đề nghị chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện công tác thoát nước, tập trung cao để giúp dân thực hiện công tác di dời tài sản, vật nuôi… Khơi thông các dòng chảy để thoát nước ngập úng nhanh nhất, giảm thiệt hại thấp nhất cho người dân.

tm-img-alt
Thôn Văn Minh có 5 hộ dân bị nước tràn vào sân, vườn.

Đồng thời, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh cần phối hợp khẩn trương đóng cửa xả đáy và mở các cống xả đáy trên kênh chính. Theo dõi chặt chẽ mực nước trên kênh và vùng ngập úng của dân để phối hợp với Ban QLDA ngành nông nghiệp khẩn trương chuẩn bị lực lượng, vật tư và thiết bị cần thiết để xử lí làm kín tuyệt đối các cống tiêu vào.

Ngoài ra lãnh đạo sở cũng chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan phối hợp với các hộ dân bị ảnh hưởng tổ chức kiểm đếm, thống kê, lập danh mục các tài sản bị thiệt hại

Hiện, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do cống tiêu vào số 8, 9 đóng không kín nước, bị rò rỉ bởi cống không có roăng cao su nên nước chảy tràn vào khu dân cư.

Quảng Trị trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về TNMT với nước bạn Lào

Mới đây, tại TP. Đông Hà, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; xúc tiến xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giữa ba tỉnh Quảng Trị - Savannakhet - Salavan phục vụ phát triển KT-XH khu vực biên giới Việt Nam - Lào.

tm-img-alt
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Savannakhet (Lào) ký kết biên bản cuộc họp

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh Quảng Trị, Savannakhet, Salavan đã thông tin khái quát về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của các sở trong thời gian qua.

Đồng thời chia sẻ, thảo luận các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước và đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, lĩnh vực đo đạc, bản đồ và viễn thám… nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như huy động nguồn lực cho việc thực hiện các chương trình, dự án xuyên biên giới.

Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị Nguyễn Trường Khoa nhấn mạnh, Quảng Trị là địa phương có trên 187 km đường biên giới đất liền giáp với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan.

Tỉnh Quảng Trị luôn nhận thức sâu sắc rằng, phát triển hợp tác toàn diện với các địa phương Lào có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng hai nước nói chung, sự phát triển của tỉnh Quảng Trị và các địa phương biên giới Lào nói riêng. Đặc biệt là hợp tác trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giữa 3 tỉnh Quảng Trị, Savannakhet và Salavan.

Mong muốn các tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ba tỉnh nói riêng, hai nước Việt Nam – Lào nói chung.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, sở tài nguyên và môi trường 3 tỉnh Quảng Trị, Savannakhet và Salavan đã thống nhất một số nội dung, kiến nghị, đề xuất và tiến hành ký kết biên bản cuộc họp.

Kon Tum: 7 trận động đất xảy ra trong đêm tại huyện Kon Plông

Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), từ đêm 11 đến sáng 12/7, 7 trận động đất đã xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Trong số đó, trận động đất vào 6h50 phút 43 giây ngày 12/7 có độ lớn cao nhất là 3,8. Trận động đất này xảy ra tại tọa độ 14,913 độ Vĩ Bắc - 108,254 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.

tm-img-alt
Tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tiếp xảy ra các trận động đất

Trước đó, khu vực này xảy ra 6 trận động đất trong khoảng thời gian từ 23h02 ngày 11/7 đến 4h16 ngày 12/7, độ lớn từ 2,7 đến 3,4.

Các trận động đất trên không gây rủi ro thiên tai.

Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Những ngày gần đây, tần suất xảy ra và độ lớn của các trận động đất tại khu vực này có xu hướng tăng dần.

Tiếp nối các hoạt động của nhóm "Sài Gòn Xanh"

Đây là hoạt động thường xuyên của nhóm Sài Gòn Xanh kể từ khi thành lập đến nay. Được biết trung bình 3 lần mỗi tuần, nhóm sẽ tập hợp các tình nguyện viên đi với rác tại các kênh, rạch bị bao phủ rác thải ở TP. HCM.

Được biết, nhóm Sài Gòn Xanh thành lập từ hồi đầu năm 2023 và được truyền cảm hứng rnhóm Padawara, đây là một nhóm dọn rác ở kênh rạch bên Indonesia. Nhóm ban đầu thành lập có 5 thành viên hiện đã có số lượng hơn 300 tình nguyện viên.

tm-img-alt
Dọn rác ở kênh rạch là hoạt động hàng tuần của nhóm Sài Gòn Xanh.

Thông thường, nhóm sẽ khảo sát những địa điểm ở TP. HCM để nhận biết những con kênh, rạch nào bị ô nhiễm cần sự hỗ trợ của nhóm. Sau đó nhóm sẽ là liên hệ với chính quyền địa phương hoặc phường, các đơn vị hỗ trợ để tiến hành dọn rác và tập kết rác đúng nơi quy định.

Trong thời gian qua, những hình ảnh, video clip về “biệt đội dọn rác trên kênh rạch” được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội. Bằng những hành động thiệt thực, không ngại khó, không sợ khổ nhóm nhận được nhiều sự quan tâm, khen ngượi của cộng đồng mạng. Qua đó, nhóm đã nhanh chóng phát triển thêm hàng chục tình nguyện viên, có cả các bạn trẻ nước ngoài.

Bất chất nhiều khó khă, nguy hiểm, bệnh dịch từ nhiều loại rác độc hại trên những dòng nước đen như kim tiêm, xác động vật hôi thối… Nhóm bạn trẻ muốn đóng góp sức mình để bảo vệ môi trường.

Nhóm mong muốn cộng đồng nhất là các bạn trẻ chung tay để  giải cứu”, hồi sinh những dòng kênh, rạch bị ô nhiễm. Cũng như sự đồng hành của nhiều tổ chức, doanh nghiệp “tiếp sức” cho những hành động “phủ xanh kênh rạch”.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/7/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Những bãi rác tự phát gây ô nhiễm
Phong trào dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các địa phương quan tâm triển khai tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới