Thứ sáu, 29/03/2024 22:11 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/11/2022

MTĐT -  Thứ ba, 15/11/2022 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/11/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/11/2022.

Mỹ khẳng định sẽ đạt mục tiêu phát thải vào năm 2030

Mới đây, tại Hội nghị COP27, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định Mỹ sẽ đạt được mục tiêu cắt giảm 50-52% lượng khí thải vào năm 2030

Người đứng đầu Nhà Trắng đã đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập.

tm-img-alt
Tổng thống Mỹ Joe.Biden khẳng định nước này sẽ đạt được mục tiêu phát thải vào năm 2030 (Nguồn: AFP)

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết đất nước của ông sẽ tăng gấp đôi kinh phí thích ứng khí hậu cho châu Phi và Mỹ sẽ đạt được các mục tiêu khí hậu vào năm 2030. Theo đó, Mỹ sẽ huy động 150 triệu USD để Châu Phi ứng phó với biến đổi khí hậu và cũng sẽ hỗ trợ sáng kiến ​​bảo hiểm rủi ro khí hậu "Lá chắn toàn cầu" mới của G7 nhằm giải quyết những mất mát và thiệt hại do thảm họa khí hậu gây ra. Ai Cập cũng sẽ nhận được 500 triệu USD từ Mỹ và Liên minh Châu Âu để hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

>>> Xem thêm tại đây

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước G20 hợp tác giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu

Ngày 14/11, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các thành viên trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hợp tác làm chậm lại quá trình ấm lên trên toàn cầu.

tm-img-alt
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đưa lời đề nghị các nước G20 hợp tác để giải quyết vấn đề khí hậu tại họp báo trước thềm Hội nghị G20

Phát biểu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia, Tổng Thư ký Guterres nhận định thế giới đang đối mặt với thảm họa khí hậu và các hành động hiện nay đang góp phần đẩy nhanh quá trình này.

Do đó, ông đề xuất thiết lập một "hiệp ước đoàn kết khí hậu". "Hiệp ước đoàn kết khí hậu" là một ý tưởng được tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nêu ra tại hội nghị COP27 cách đây một tuần. Theo đó các nền kinh tế phát triển cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp các nền kinh tế mới nổi đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Sự hỗ trợ của các nước phát triển sẽ giúp các nền kinh tế mới nổi có thể tập trung vào đầu tư cho chăm sóc sức khỏe người dân, giáo dục, bình đẳng giới và các mục tiêu phát triển bền vững khác.

Tổng Thư ký khẳng định việc G20 hành động hay không hành động sẽ quyết định liệu người dân có thể sinh sống hòa bình và bền vững trên Trái Đất hay không.

>>> Xem thêm tại đây

Ai Cập khởi động sáng kiến về nước và thích ứng với biến đổi khí hậu

Thông báo trên được Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập, ông Hani Sewilam, đưa ra tại phiên họp ngày 14/11 mang chủ đề "Ngày về Giới và Nước" trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.

AWARe - sáng kiến mới nhất trong một loạt sáng kiến được Ai Cập đưa ra tại Hội nghị COP27 - cung cấp các giải pháp thích ứng cho thế giới, bắt đầu từ các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất thế giới ở châu Phi. Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến an ninh nguồn nước ở châu Phi vì hơn 50% lãnh thổ châu lục đang trải qua tình trạng hạn hán, với nhiệt độ tăng 0,9 độ C trong 3 thập niên qua.

Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Sewilam khẳng định, nhiệt độ có thể tiếp tục gia tăng trong những thập niên tới, đồng thời, ông cho rằng những thay đổi này sẽ tác động tiêu cực đến an ninh nguồn nước của châu Phi cũng như an ninh lương thực của châu lục. Theo ông, mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao hằng năm, đe dọa nhiều khu vực ven biển của châu Phi.

>>> Xem thêm tại đây

Hà Nội chuẩn bị sơ kết 5 năm thực hiện tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Kế hoạch nêu rõ, việc sơ kết nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU; đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp khả thi để tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ mới.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Để việc làm tốt nội dung trên, các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc căn cứ nội dung của Nghị quyết số 11-NQ/TU, tập trung đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp. Trong đó, về nhiệm vụ trọng tâm, đánh giá việc bảo vệ môi trường nước mặt và sử dụng bền vững tài nguyên nước; quản lý tốt các nguồn xả thải; cải tạo sông, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt kết hợp với xây dựng hồ điều hòa mới và bảo vệ kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đặc biệt ở các khu vực nội thành.

Yên Bái: Tọa đàm “Giải pháp sinh kế thích ứng và giảm thiểu rủi ro thiên tai tại cộng đồng”

Tại buổi tọa đàm, các nông dân đã đặt nhiều câu hỏi và được chuyên gia, kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các chi cục giải đáp về nội dung: tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi; phòng chống dịch bệnh và chống rét cho cá trong mùa đông; chế biến và bảo quản thức ăn mùa đông cho gia súc; chữa bệnh gà bị khô chân; phòng chống cháy rừng khi đốt nương rẫy, quy hoạch phát triển cây quế; phòng chống rét cho cây lúa; chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai, việc xử lý nước bị ô nhiễm sau ngập lụt; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, việc thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất…

>>> Xem thêm tại đây

Khởi động Dự án Giảm thiểu ô nhiễm

Dự án Giảm thiểu ô nhiễm do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, có mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường tại các khu vực mục tiêu thông qua cách tiếp cận tác động tập thể. Hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án thúc đẩy các sáng kiến địa phương và tăng cường năng lực của các đối tác để xây dựng mạng lưới địa phương nhằm giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm trọng điểm tại Việt Nam.

tm-img-alt
Các đại biểu ấn nút khởi động Dự án. Ảnh: ITN

Đây là một trong những dự án của USAID với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng tới việc xử lý ô nhiễm đa phương diện và huy động sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà tin tưởng vào sự thành công của Dự án trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đang được triển khai trên phạm vi cả nước. Bộ trưởng kêu gọi các tổ chức, các đơn vị, các chuyên gia, nhà khoa học và cơ quan có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để Dự án triển khai thuận lợi theo quy định của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá bảo vệ môi trường là một trong các yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong tiến trình phát triển bền vững. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác, hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường, cũng như xây dựng và thực hiện nhiều chiến lược, kế hoạch về bảo vệ môi trường và lồng ghép môi trường trong kế hoạch phát triển của các ngành nhằm tăng cường bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển bền vững đất nước.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/11/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới