Thứ sáu, 26/04/2024 20:18 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/12/2022

MTĐT -  Thứ sáu, 23/12/2022 14:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 23/12/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 23/12/2022.

Mỹ huỷ hàng nghìn chuyến bay vì bão tuyết

Các nhà dự báo dự đoán những cơn gió mạnh, ổn định với gió giật lên tới 70 dặm (112,6 km/h). Tình trạng bão tuyết có thể kéo dài vài ngày, khiến việc đi lại trở nên vô cùng khó khăn hoặc đôi khi không thể thực hiện được.

Theo Cơ quan dịch vụ thời tiết quốc gia, Casper, Wyoming lập kỷ lục nhiệt độ thấp -41,1 độ vào sáng 22/12. Nhiệt độ thấp kỷ lục -28,8 độ đã được ghi nhận tại Pullman, Washington, thấp hơn mức trung bình -4,4 độ.

tm-img-alt
Người dân mắc kẹt tại sân bay do nhiều chuyến bay bị huỷ do bão tuyết (Nguồn: AFP)

Dữ liệu trên trang web chuyên cập nhật thông tin các chuyến bay FlightAware cho thấy hơn 1.400 chuyến bay nội địa Mỹ dự kiến cất cánh ngày 22/12 đã phải hoãn hoặc hủy, trong đó sân bay Denver và Chicago là các nơi có số chuyến bay bị hoãn hủy nhiều nhất. Các hãng hàng không cũng tuyên bố khoảng 700 chuyến bay dự kiến cất cánh ngày 23/12 cũng phải hoãn hoặc hủy do thời tiết xấu được dự báo sẽ tràn về miền đông trong vài ngày tới.

Tình hình thời tiết xấu xảy ra đúng vào thời điểm hàng triệu người trên nước Mỹ chuẩn bị đáp chuyến bay về nhà đón Giáng sinh cùng gia đình khiến sức ép đối với ngành hàng không càng lớn hơn. Hãng United Airlines ước tính mỗi ngày chở trung bình 440.000 khách trong khoảng thời gian từ 22/12/2022 – 09/01/2023, hơn cả lượng khách hãng chở trong đợt nghỉ lễ Tạ ơn hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Tuần này có thể nói là tuần lễ bận rộn nhất đối với các sân bay trên toàn nước Mỹ. Riêng trong ngày 21/12, lưu lượng người làm thủ tục tại các sân bay lên tới khoảng 2,4 triệu người, mức tương đương với cùng ngày năm 2019, thời điểm chưa xảy ra đại dịch COVID-19. Thế nhưng băng, tuyết và nhiệt độ xuống thấp tới mức khắc nghiệt rõ ràng đang cản trở hàng triệu người muốn về nhà đón Giáng sinh năm nay, chưa kể chính nhân viên các hãng hàng không cũng như nhân viên sân bay cũng có thể mắc kẹt tại nhà không thể tới nơi làm việc.

>>> Xem thêm tại đây

Các sông băng ở Greenland đang tan chảy nhanh gấp 100 lần so với dự báo trước đây

Các nhà nghiên cứu tại Viện khoa học và kỹ thuật tính toán Oden thuộc Đại học Texas đã tạo ra một mô hình máy tính xác định tốc độ tan chảy của mặt trước sông băng Greenland.

Tình trạng tan chảy của dải băng Greenland là một yếu tố dự báo chính về mực nước biển dâng. Đây là dải băng lớn thứ hai trên Trái đất và chiếm khoảng 80% diện tích quốc gia Bắc Âu này. Nếu nó tan chảy hoàn toàn, như đã xảy ra ở đỉnh điểm thời kỳ băng tan Eemian khoảng 125.000 năm trước, mực nước biển toàn cầu có thể dâng thêm 6,1 mét.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà hải dương học không thể tiếp cận mặt trước sông băng Greenland, hay phần rìa bên ngoài hướng ra biển, do các tảng băng có nguy cơ rơi xuống. Bởi vậy, họ phải dùng thềm băng ổn định làm cơ sở cho các mô phỏng của mình.

tm-img-alt
Sông băng tan chảy bên bờ Greenland (Nguồn: Khoa học tự nhiên)

Kirstin Schulz, giám sát viên nghiên cứu thuộc Nhóm nghiên cứu tính toán trong Nhóm hệ thống băng và đại dương (CRIOS) của Viện Oden, cho biết: “Trong nhiều năm, người ta lấy mô hình tốc độ tan chảy của các sông băng trôi nổi ở Nam Cực để áp dụng cho mặt trước sông băng của Greenland. Đó là giải pháp tốt nhất mà chúng ta có thể làm do hạn chế về quan sát. Ai biết được nó đúng hay sai? Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy phương pháp truyền thống tính toán tốc độ tan chảy của Greenland quá chậm so với thực tế."

Schulz cùng các đồng tác giả đã chọn một con đường khác. Khi thiết kế mô hình này, họ đã kết hợp tính chất vật lý độc đáo của mặt trước sông băng Greenland và cho nó dữ liệu lấy gần địa điểm này hơn bao giờ hết.

>>> Xem thêm tại đây

Hơp tác quốc tế vì mục tiêu toàn cầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo hạn hán bất thường đã đẩy khoảng 22 triệu người ở vùng Sừng châu Phi vào nguy cơ chết đói. Tại COP27, Ai Cập được đánh giá đã làm tròn vai trò chủ nhà khi hội nghị đạt được bước đột phá chưa từng có, nhất trí thành lập quỹ “tổn thất và thiệt hại” để giúp các quốc gia nghèo hơn đối mặt với rủi ro từ biến đổi khí hậu.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

UAE nhiệt tình ủng hộ cam kết của Ai Cập trong việc giải quyết những áp lực mà phía Nam bán cầu phải đối mặt. Nước này cũng hiểu rõ vai trò không thể thiếu của các sáng kiến đa phương trong việc thúc đẩy phát triển và kết nối, giải tỏa phần nào những khó khăn của đói nghèo với nguy cơ khiến tác động của biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn.

Đại sứ Dhaheri nhấn mạnh trong giai đoạn chuẩn bị cho nhiệm kỳ Chủ tịch COP vào năm tới, UAE cần coi COP28 là cơ hội hoàn tất đánh giá toàn diện đầu tiên về tất cả những tiến bộ đã đạt được theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng như xác định một hướng đi mới. Bên cạnh đó, COP28 cũng sẽ đặt ra “Mục tiêu toàn cầu về thích ứng” để đánh giá hiệu quả của những nỗ lực toàn cầu đang được triển khai nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài viết kết luận con đường dẫn đến tháng 11/2023 và xa hơn nữa sẽ đầy thách thức, song tinh thần hợp tác quốc tế mà các hội nghị COP giúp làm nổi bật rất mạnh mẽ và đây chính là nền tảng cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu này.

Sơn La công khai đường dây nóng về xử lý ô nhiễm môi trường

Ngày 22/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã tổ chức hội nghị hướng dẫn thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường

Tại hội nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phổ biến Quy chế đường dây nóng về ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 174/QĐ-BTNMT ngày 24/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và những nội dung cần lưu ý.

tm-img-alt
Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Sở cũng giới thiệu khái quát chung về hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường, hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin tiếp nhận phản ánh ô nhiễm.

Đồng thời, hướng dẫn xử lý với một số vụ việc cụ thể, từ cách thức tổ chức khảo sát, xác định đối tượng, phạm vi, mức độ ô nhiễm với vụ việc chưa xác định được đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm.

Hướng dẫn cách chức tổ chức đoàn kiểm tra, thanh tra để xử lý vụ việc với vụ việc đã xác định được đối tượng có dấu hiệu vi phạm; xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và bồi thường thiệt hại về môi trường.

Từ năm 2017 đến nay, đường dây nóng của Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 39 thông tin phản ánh, gồm 30 thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường, 4 thông tin phản ánh về đất đai, 4 phản ánh về khoáng sản, 1 phản ánh về tài nguyên nước.

>>> Xem thêm tại đây

Sớm xử lý tro bay phát sinh ở Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ

Tin tức trên Báo Nhân dân, sau 4 năm đi vào hoạt động, nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ phát thải hơn 11.000 tấn tro bay nhưng đến nay chưa được xử lý theo quy định để bảo vệ môi trường.

Nhà máy do Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng môi trường EB Cần Thơ đầu tư trên diện tích 5,3ha, tổng mức đầu tư 1.050 tỷ đồng sử dụng công nghệ đốt rác để phát điện trong thời gian 20 năm. Nhà máy tiếp nhận rác thải sinh hoạt từ 6 quận, huyện, gồm: Ninh Kiều; Cái Răng; Bình Thủy; Thới Lai; Thốt Nốt và Ô Môn.

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, tro của nhà máy gồm 2 loại: Tro xỉ lò được tái sử dụng để làm vật liệu xây dựng, san lắp mặt bằng; tro bay thì phải thu gom chôn lấp không được tái sử dụng.

tm-img-alt
Lượng tro bay phát sinh được nhà máy chứa bên ngoài, chưa được xử lý theo quy định.

Theo thiết kế, với công suất đốt rác 400 tấn/ngày, mỗi ngày có khoảng 8 tấn tro bay phát sinh cần xử lý. Sau 4 năm hoạt động, đến nay có hơn 11.000 tấn tro bay thải ra nhưng chưa xử lý theo quy định. Số tro bay này, Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng môi trường EB Cần Thơ sử dụng 2 lớp lót màng chống thấm và che nắng, che mưa (bạt nhựa HDPE) mặt đáy và mặt phủ bên trên với diện tích 5.000m2 để chứa. Hiện, bãi chứa đã quá tải do lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, cần phải có phương án xử lý phù hợp, triệt để.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ cho biết, để xử lý số tro bay phát sinh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có chủ trương kêu gọi nhà đầu tư khu xử lý rác thải và tro bay này theo hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022), chất thải này không còn là chất thải nguy hại mà là chất thải có kiểm soát và lượng tro bay này hiện được kiểm soát theo quy định.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 23/12/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới