Thứ bảy, 27/04/2024 02:52 (GMT+7)

Tọa đàm trực tuyến Thực thi EPR – Cơ hội cho những doanh nghiệp tiên phong bảo vệ môi trường

Khánh Dung -  Thứ ba, 21/06/2022 11:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 20/6, tại Hà Nội, Báo TN&MT phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT và Coca-Cola Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Thực thi EPR – cơ hội cho những doanh nghiệp tiên phong bảo vệ môi trường”.

Tham dự có ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT; Bà Nguyễn Hoàng Phượng, Tư vấn trưởng Chương trình Chính sách và Pháp luật, Công ty Tư vấn e-Policy; Bà Bùi Đặng Duyên Mai, Giám đốc đối ngoại, truyền thông và Phát triển bền vững Coca-Cola Việt Nam và Cambodia.

Việc thu gom, xử lý, tái chế rác thải không chỉ đem lại lợi ích bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi kinh tế cho các nhà sản xuất, xuất khẩu. Trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, hàng hóa trên thế giới tăng cao, tăng cường thu gom tái chế sẽ giúp doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tái chế, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời, tiết kiệm được chi phí xử lý chất thải, bao bì, tăng giá trị cạnh tranh thương hiệu.

z3506450703848_3466c88ded27c1cf224c3fe4144d8ed7(1).jpg
Tọa đàm trực tuyến Thực thi EPR – Cơ hội cho những doanh nghiệp tiên phong bảo vệ môi trường

Nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải, tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh mà không cần tăng thuế hay phí môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra một cách tiếp cận chính sách môi trường mới, một công cụ kinh tế hữu hiệu đó chính là cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, gọi tắt là EPR.

Vậy tại sao EPR lại được kỳ vọng là một giải pháp hiệu quả và rõ ràng nhất giúp giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay và đặt nền móng cho nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam? Chúng tôi sẽ đề cập nội dung này trong bài viết sau./.

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm trực tuyến Thực thi EPR – Cơ hội cho những doanh nghiệp tiên phong bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới