Thứ bảy, 27/04/2024 08:37 (GMT+7)

Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long

Phan Hải – Bình An -  Thứ bảy, 10/06/2023 20:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều ngày 10/6, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long” do Báo Xây dựng tổ chức.

Tham dự Diễn đàn có nhiều lãnh đạo các ban ngành, gồm: Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế Quốc hội; ông Phạm Hoàng Mai - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Về phía Bộ Xây dựng có: Ông Nguyễn Tường Văn- Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Tạ Quang Vinh- Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật; PGS.TS Vũ Ngọc Anh- Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.

Về phía UBND thành phố Cần Thơ có: Ông Trần Việt Trường- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ. Về phía Báo Xây dựng - Đơn vị thực hiện Diễn đàn có: Ông Nguyễn Anh Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Xây dựng, Bí thư Chi bộ - Tổng biên tập báo Xây dựng và lãnh đạo một số hiệp hội và các doanh nghiệp khác.

Nội dung diễn đàn xoay quanh những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá toàn cảnh về hạ tầng, phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế vùng và kết nối giữa khu vực với các tỉnh phía Nam. Thông qua Diễn đàn sẽ góp phần đóng góp vào những chính sách điều hành của Chính phủ, Bộ, Ban, ngành; nhằm hoàn thiện xây dựng hệ thống hạ tầng, giải ngân vốn đầu tư công, quy hoạch phát triển đô thị. Tạo động lực phát triển kinh tế bứt phá cho Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn mới.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng. Hầu hết các dự án này là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO).

tm-img-alt
Ông Nguyễn Tường Văn – Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại Diễn đàn.
tm-img-alt
Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu tại Diễn đàn.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 đến 1,5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ. Sở hữu tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, bất động sản, logicstic, công nghiệp... Nếu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, thì khu vực này sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, gắn kết với liên kết vùng miền.

tm-img-alt
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cùng một số lãnh đạo tại Diễn đàn.
tm-img-alt
Toàn cảnh Diễn đàn “Triển vọng Đầu tư Xây dựng Hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long”.

Theo TS. Phạm Hoài Chung, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, trước thực tế trên, các bộ, ngành, địa phương hiện nay cần rà soát các quy hoạch chuyên ngành vào quy hoạch tỉnh, thành phố, đảm bảo đồng bộ, phù hợp với Luật Quy hoạch; tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong vùng, giữa các ngành trong việc nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất các chính sách phù hợp với đặc thù của các địa phương trong triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và đạt hiệu quả. Từ đó, đề xuất mô hình quản lý và phát triển hạ tầng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, ĐBSCL cần tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài trong dự án tài trợ của 6 ngân hàng phát triển (ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA và WB) thuộc chương trình phát triển chính sách (DPO) và các dự án liên kết vùng của ĐBSCL để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng; ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn đối ứng các dự án ODA; bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững chống sạt lở, biến đổi khí hậu và nước biển dâng...

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới