Thứ sáu, 26/04/2024 20:52 (GMT+7)

Trợ giúp viên pháp lý TP.HCM: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo

Minh Ngô- Nhị Tâm -  Thứ tư, 12/10/2022 08:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) là chức danh nghề nghiệp đặc thù, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thuộc diện trợ giúp pháp lý (TGPL)...

Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) là chức danh nghề nghiệp đặc thù, có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thuộc diện trợ giúp pháp lý (TGPL), có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền do dân, vì dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong các hình thức thực hiện TGPL thì hình thức tham gia tố tụng là hình thức nổi bật, được đánh giá rất cao, góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL. 

tm-img-alt
Các cá nhân có thành tích được khen thưởng 

Những con số ấn tượng

Số liệu thống kê cho thấy, các TGVPL tại Trung tâm TGPLNN TP.Hồ Chí Minh đã tham gia tố tụng khoảng 1.600 vụ việc TGPL (trung bình mỗi TGVPL tham gia từ 15- 22 vụ /năm), bao gồm; Bào chữa cho người bị tạm giữ, bi can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

Đặc biệt là các vụ việc đăng tải trên các phương tiện thông tin truyền thông, được dư luận xã hội quan tâm liên quan đến các vụ án xâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em, nhóm trẻ vị thành niên, gây rối trật tự công cộng, cướp giật tài sàn, cố ý gây thương tích...trên địa bàn thành phố. 5 năm trở lại đây, số vụ việc tham gia tố tụng của TGVPL chiếm tỷ lệ cao và ngày càng tăng, trung bình từ 40% đến 63% tổng số vụ việc tham gia tố tụng của Trung tâm TGPLNN hàng năm. Đáng chú ý là chất lượng các vụ việc TGPL được đánh giá cao, kết quả thẩm định vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, chiếm tỷ lệ 42% trên tổng số vụ việc của TGVPL tham gia. 

Đối với hoạt động đại diện ngoài tố tụng tại Trung tâm TGPLNN tập trung ở các lĩnh vực làm giấy tờ tùy thân: giấy khai sinh, CMND,CCCD, hộ khẩu cho trẻ em, trẻ em khuyết tật, lang thang, cơ nhỡ, thuộc gia đình lao động nghèo, khó khăn hoặc trường hợp trẻ em có cha mẹ là lao động nhập cư, không có giấy tùy tùy thân. Đại diện ngoài tố tụng hầu hết là do TGVPL của Trung tâm thực hiện, đã có hơn 250 trường hợp đã trợ giúp xong, nhiều trường hợp TGVPL hỗ trợ cả chi phí giám định ADN cho trẻ.

Do đó, trong những năm qua, hoạt động đại diên ngoài tố tụng đã trở thành điểm sáng của hoạt động TGPL, được các cấp, các ngành của thành phố quan tâm, vì đã giúp dỡ cho không ít trẻ em trên địa bàn thành phố. Nhiều trường hợp thương tâm, khó khăn, kéo dài nhều năm, được báo, đài đưa tin, nay đã làm giấy khai sinh, hộ khẩu, nhận nuôi con nuôi...giúp trẻ em, người khuyết tật, người nghèo đảm bảo được quyền về chăm sóc y tế, quyền học tập, thực tế đã có nhiều em vươn lên trong cuộc sống, thi đỗ các trường đại học...

Bên cạnh hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, TGVPL của Trung tâm đã thực hiện tư vấn trực tiếp cho khoảng 3.000 lượt người, ở các lĩnh vực pháp luật- trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại. Không chỉ thực hiện tư vấn cho người dân đến trực tiếp tại Trung tâm mà TGVPL còn tham gia tư vấn trong các buổi trợ giúp pháp lý ở cơ sở do Trung tâm phối hợp cùng quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức hàng năm.

Hiện nay, Trung tâm TGPLNN có 3 TGVPL là báo cáo viên pháp luật cấp thành phố. Hàng năm, TGVPL đã trực tiếp báo cáo tại các buổi truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp luật tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Hoạt đỗng này đã góp phần tuyênn truyền, phổ biến pháp luật về TGPL, quy định pháp luật mới ban hành, giúp pháp luật đi vào đời sống người dân, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật, tạo thói quen sống, làm viêc theo pháp luật cho người được TGPL mà còn cho cả người dân trên địa bàn thành phố. 

tm-img-alt
Hội CCB, Trung tâm TGPLNN và Luật sư tặng nhà tình thương ở tỉnh Long An

TGVPL của Trung tâm thường xuyên tham gia các buổi truyền thông và trợ giúp pháp lý cơ sở do Trung tâm phối hợp với Phòng Tư pháp quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức, với 1.780 buổi. Vấn đề được dư luận đánh gía cao là số buổi truyền thông và thực hiện TGPL ở cơ sỡ mỗi năm tăng lên, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, giúp cho người dân vùng sạu, vùng xa được thuận lợi, dễ dàng tiếp cận dịchvụ TGPL, giải đáp những vướng mắc pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, TGVPL còn tham gia chủ trì các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL tại xã, phường, thị trấn, thực hiện các hoạt động chuyên môn khác tại Trung tâm, như: xây dựng và sinh hoạt chuyên đề pháp luật, soạn tờ gấp pháp luật...Với sự nỗ lực và tâm huyết của TGVPL, Trung tâm TGPLNN TP.Hồ Chí Minh có 3 TGVPL được Cục Trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp vinh danh trong danh sách 20 TGVPL có nhiều vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả nhất cả nước, trong 3 năm thực hiện Luật TGPL.

Các giải pháp

Để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của TGVPL trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, TGVPL thuộc Trung tâm TGPLNN TP.Hồ Chí Minh một số giải pháp sau:

- Tăng cường công tác đào đạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụTGPL, chú trọng kỹ năng tham gia TGPL phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm lý của từng nhóm người thuộc diện TGPL cụ thể: Ngươi khuyết tật, người nhiễm HIV, người cao tuổi, người dân tộc...

-Trợ giúp viên không ngừng tự học tập, tự nghiên cứu, cập nhật văn bản pháp luật, trao dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng TGPL, học tập kinh nghiệp trong các lĩnh vực pháp luật thuộc lĩnh vực TGPL.

-Đẩy mạnh công tác phối hợp các thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành trong hoạt động TGPL tham gia tố tụng, đảm bảo thông tin, thông báo kịp thời các vụ việc có ngươi thuộc diện TGPL, tạo điều kiện để trợ giúp viên sớm tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định.

- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, bài bản, bổ sung cho lực lượng Trợ giúp viên, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tế đời sống hiện nay.

tm-img-alt
Trung tâm TGPLNN tặng quà hộ nghèo ở tỉnh Bến Tre

Với sự nỗ lực và tâm huyết của TGVPL, Trung tâm TGPLNN TP.Hồ Chí Minh có 3 TGVPL được Cục Trợ giúp pháp lý- Bộ Tư pháp vinh danh trong danh sách 20 TGVPL có nhiều vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả nhất cả nước, trong 3 năm thực hiện Luật TGPL. Đây còn là địa chỉ tin cậy của người nghèo, diện chính sách trên địa bàn thành phố.

Bạn đang đọc bài viết Trợ giúp viên pháp lý TP.HCM: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người nghèo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới