Thứ bảy, 27/04/2024 02:36 (GMT+7)

Tuyên Quang: Những vướng mắc trong thu hồi đất tại huyện Na Hang

Tây Bắc -  Thứ năm, 31/03/2022 14:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đã từng nói việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải công khai, minh bạch, đúng chính sách, pháp luật, bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống ổn định.

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một trong những giải pháp lớn tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất tại một số địa phương vẫn để lại nhiều vướng mắc, gây bức xúc cho người dân.

Câu chuyện, về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng công trình kè bảo vệ bờ sông Gâm hạ lưu nhà máy thủy điện Tuyên Quang khu vực thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là một ví dụ.

Nhiều vướng mắc liên quan đến việc thu hồi đất tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Cụ thể, bà Phạm Thị Thắng, sống tại tổ dân phố 3, thị trấn Na Hang cho biết, chồng tôi là ông Nguyễn Văn Hùng được ông Nguyễn Đình Thi (bố đẻ), để lại cho một mảnh đất 185,3m2 (đất ở tại đô thị), mảnh đất này được ông Nguyễn Đình Thi sinh sống ổn định từ năm 1986 đến nay (đã được UBND thị trấn Na Hang xác nhận). Sau này, ông Nguyễn Đình Thi có giao cho Nguyễn Văn Hùng (là chồng tôi) toàn quyền sử dụng mảnh đất đó.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Văn Hùng, bày tỏ thái độ bức xúc khi mảnh đất của gia đình ông bị cưỡng chế.

Đến cuối năm 2020 dự án bờ kè của thủy điện Na Hang được xây dựng, mặc dù là người dân tộc, mới học hết cấp 2 (không am hiểu nhiều về pháp luật), nhưng gia đình tôi hoàn toàn nhất trí và ủng hộ chủ trương chính sách của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho dự án nhanh chóng được hoàn thành (mặc dù xét theo giá đất thị trường thì quá thấp).

Thế nhưng, phía UBND huyện Na Hang chỉ đồng ý bồi thường cho gia đình tôi 100% giá đất ở tại đô thị với diện tích 120 m2, còn 65,3m2 theo giá đất ở tại đô thị (phương án bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá đất trồng cây lâu năm), và bắt gia đình tôi phải thực hiện nghĩa vụ  tài chính theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 7, nghị định 45/2014 NĐ-CP. Chính vì vậy chúng tôi không nhận tiền đền bù, sau đó UBND huyện Na Hang mới thông qua 1, 2 lần hoà giải (chúng tôi cũng chưa được giải thích thấu đáo), đã tiến hành cưỡng chế đất của gia đình tôi.

Cùng chung thắc mắc với gia đình bà Thắng, bà Trần Kim Nghi cho biết, gia đình tôi có mảnh đất với tổng diện tích là 179,7m2 loại đất ODT (loại đất ở tại đô thị), gia đình tôi ở đây từ trước năm 1993.

Sau khi dự này đi qua, UBND huyện Na Hang đã tiến hành bồi thường 100% diện tích đất ở cho 120m2. Còn lại 59,7m2 UBND huyện Na Hang cũng yêu cầu gia đình tôi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 7, nghị định 45/2014 NĐ-CP. Gia đình tôi còn đang xem xét chưa đưa ra quyết định chính thức, thì UBND huyện Na Hang đã tiến hành cưỡng chế.

tm-img-alt
Bà Trần Kim Nghi cho rằng việc đền bù và cưỡng chế mảnh đất của gia đình bà một cách "thần tốc" là chưa thoả đáng.

Hay gia đình bà Phùng Thị Trang, cũng có 180m2 loại đất ODT (loại đất ở tại đô thị), thế nhưng khi đền bù, UBND huyện Na Hang cũng chỉ chấp thuận bồi thường 100%  giá đất ở tại đô thị cho 120m2 đất, còn lại 60,0m2 thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 7, nghị định 45/2014 NĐ-CP.

tm-img-alt
Bà Phùng Thị Trang bày tỏ thái độ bức xúc, về việc cưỡng chế đất của UBND huyện Na Hang.

Việc đền bù như vậy có đúng với quy định của pháp luật?

tm-img-alt

Mảnh đất của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng bị cưỡng chế.

Trước thông tin phản ánh của những hộ gia đình này, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với ông Chẩu Tuấn – Chủ tịch UBND thị trấn Na Hang, ông Tuấn cho biết: “Hạn mức đất ở đô thị tại Tuyên Quang tối đa chỉ là 120m2, do đó phần diện tích đất còn lại, các hộ gia đình này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, những hộ gia đình này không chấp thuận, và không nhận tiền đền bù, nên UBND huyện Na Hang đã tiến hành cưỡng chế”.

Trước câu trả lời của ông Tuấn, PV có đặt ra câu hỏi về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó quy định rõ việc, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán cho hộ dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Những hộ dân ở đây có thuộc nhóm đối tượng này không? Việc cưỡng chế “thần tốc”, gây thiệt hại kinh tế cho họ như vậy có hợp tình hợp lý hay không? Thì ông Tuấn cho rằng, UBND huyện Na Hang đã có văn bản trả lời rồi, những họ không nhất trí với phương án đó.

Chưa nói đến việc đúng hay sai, chỉ nói đến việc những hộ gia đình này đều là người dân tộc, có trình độ học vấn không cao, thì việc cưỡng chế một cách “thần tốc”, để lại những hệ lụy, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho họ xét về lý, về tình đều chưa thỏa đáng.

Rất mong UBND tỉnh Tuyên Quang xem xét và có hướng giải quyết hợp lý nhất, đúng với chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đó là việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải công khai, minh bạch, đúng chính sách, pháp luật, bảo đảm cho người bị thu hồi đất có cuộc sống ổn định, bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, bảo đảm hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

Bạn đang đọc bài viết Tuyên Quang: Những vướng mắc trong thu hồi đất tại huyện Na Hang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới