Thứ ba, 30/04/2024 16:07 (GMT+7)

Vai trò quan trọng của những sinh vật sống không cần ánh mặt trời

MTĐT -  Thứ năm, 17/08/2023 16:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các tầng đất sâu thường bị bỏ quên… chứa đựng nhiều giống loài kỳ lạ hơn so với tầng đất bề mặt. Ước tính đa dạng sinh học mới lớn gấp hai lần so với tính toán trước đây.

Môi trường sống phong phú giống loài nhất trên Trái đất đã được xác định và đó không phải là đại dương, rừng nhiệt đới hay đầm lầy. Hầu hết sinh vật trên Trái đất sống trong lớp đất dưới chân chúng ta.

Trong nghiên cứu mới, nhà sinh thái học Mark Anthony và các đồng nghiệp tại Agroscope (một cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Thụy Sĩ) ước tính: "Đất có khả năng là nơi cư trú của 59% sinh vật, bao gồm mọi thứ từ vi khuẩn đến động vật có vú, khiến nó trở thành môi trường sống đa dạng sinh học nhất trên Trái đất".

Đất chứa bên trong các khoáng chất, khí bị giữ lại, chất lỏng, chất hữu cơ… và bao phủ hầu hết các vùng đất trên Trái đất. Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của nó, chúng ta vẫn biết rất ít về lớp sinh quyển mỏng này của Trái đất.

Nhà sinh thái Anthony cho biết: "Các sinh vật trong đất còn có tác động lớn hơn đến sự cân bằng của hành tinh chúng ta. Đa dạng sinh học của chúng quan trọng vì sự sống trong đất ảnh hưởng đến phản hồi của biến đổi khí hậu, an ninh lương thực toàn cầu và thậm chí cả sức khỏe con người".

Xem xét các tài liệu trước đây, Anthony và nhóm đã tìm thấy tới 88% vi khuẩn, 85% thực vật và 90% nấm tồn tại trong lớp sinh quyển mỏng manh này. Mặt khác, chỉ có khoảng 4% trong số 6.500 loài động vật có vú ẩn cư trong lòng đất.

Các nhà nghiên cứu giải thích: Mặc dù có sai số lớn, nhưng tổng số 59% đa dạng sinh học (sai số 15%) trong lòng đất có thể bị đánh giá thấp do chúng ta biết rất ít về hệ sinh thái trong lòng đất.

Điều này thậm chí còn chưa tính tới vi rút bên trong vi khuẩn, chúng thống trị môi trường đất với sự đa dạng đáng kinh ngạc đến mức chúng hiện diện trong hầu hết bụi từ đất bay lên.

Họ hàng nhỏ của giun đất, Enchytraeidae, có tỷ lệ loài phụ thuộc vào đất lớn nhất (98,6%). Hầu hết chúng sống trong lớp 5 cm đất đầu tiên tính từ bề mặt, ăn vi khuẩn, nấm và chất hữu cơ. Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến của chúng, những động vật này không được nhiều người biết đến ngoài việc sử dụng làm mồi câu. Chúng ta thậm chí còn biết ít hơn về các loài ở dưới lớp đất sâu hơn.

Anthony và nhóm nghiên cứu giải thích: "Các tầng đất sâu thường bị lãng quên chính là nơi chứa đựng nhiều giống loài kỳ lạ hơn so với tầng đất bề mặt. Ước tính đa dạng sinh học mới lớn gấp hai lần so với tính toán trước đây”.

Môi trường sống ít được biết tới này thúc đẩy nhiều hệ thống duy trì sự sống của Trái đất, từ hấp thụ carbon đến phân phối nước. Đất cũng lọc các chất ô nhiễm và tạo điều kiện cho 95% thực phẩm của chúng ta phát triển.

Nhưng đất trên khắp thế giới đang bị xói mòn và thay đổi do hỏa hoạn và ô nhiễm. Một báo cáo gần đây cho thấy khoảng 65% đất đai của châu Âu không còn tốt cho sức khỏe con người.

Hơn nữa, cách chúng ta làm thay đổi lớp đất bên trên có khả năng làm xáo trộn thành phần sinh học của nhiều loại đất, dẫn đến xáo trộn cách thức hoạt động của đất.

Ví dụ, mỗi cá thể loài Echidnas (một loại nhím) cày xới hơn 7 tấn đất mỗi năm trong môi trường tự nhiên của Úc. Thế nhưng, quá trình đô thị hóa và nông nghiệp đã đẩy chúng ra khỏi nhiều khu vực, hạn chế chu trình quan trọng này. Điều này đã làm thay đổi thành phần vi sinh vật trong đất và giảm khả năng lưu trữ carbon của đất.

Không chỉ hệ sinh vật trong lòng đất bị đe dọa mà sinh vật trên mặt đất cũng đối diện với nhiều nguy cơ còn lớn hơn. Theo Báo cáo Đánh giá toàn cầu về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái 2019 của Ủy ban Liên chính phủ Liên Hợp Quốc, 1 triệu loài động vật và thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng.

Trong số các loài đang trong tình trạng bị đe dọa có tới 25% loài động vật có vú và 39% động vật có vú sống ở biển; 41% động vật lưỡng cư; 19% loài bò sát; 13% loài chim; 7% loài cá; 31% cá đuối và cá mập; 33% rạn san hô; 27% động vật giáp xác; từ 16% đến 63% thuộc về các loài thực vật. Ước tính 82% sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất.

Các loài thực vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các khu rừng chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu ha rừng đã bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có 4 loài động vật đã tuyệt chủng, 5 loài tuyệt chủng trong thiên nhiên, 48 loài rất nguy cấp và 113 loài nguy cấp, 37 loài thực vật rất nguy cấp, 178 loài nguy cấp. Số lượng các giống, chủng động vật, thực vật được nuôi trồng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản, y tế… đã mất đi khá nhanh, trong số này có nhiều giống quý.

Bạn đang đọc bài viết Vai trò quan trọng của những sinh vật sống không cần ánh mặt trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo 1thegioi.vn

Cùng chuyên mục

Hiện trạng và giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà
Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng điện gió và điện mặt trời (ĐMT), trong đó có ĐMT mái nhà (ĐMTMN).
Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Tăng trưởng xanh không thể chạy theo phong trào
Trao đổi với ĐTTC, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh