Thứ sáu, 03/05/2024 18:33 (GMT+7)

Vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định

MTĐT -  Thứ ba, 02/01/2024 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ dự kiến được xây dựng gần phà Đại Nội, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Sơ đồ vị trí dự kiến quy hoạch xây cầu vượt sông Ninh Cơ, gần phà Đại Nội.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Theo sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, một cầu vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội dự kiến được xây dựng thuộc địa bàn huyện Trực Ninh. Trả lời cử tri vào năm 2022, Bộ GTVT cho biết, đây là cây cầu thuộc đường tỉnh 488 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch thành Quốc lộ 21B kéo dài và được tích hợp trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Bộ GTVT cho biết, do điều kiện nguồn vốn hạn hẹp nên chưa thể bố trí nguồn vốn để triển khai công trình cầu Đại Nội nêu trên. Bộ GTVT ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Theo hồ sơ dự thảo quy hoạch nêu trên, đường dẫn lên cầu vượt sông Ninh Cơ dự kiến đi trùng với đường 488 đoạn qua thôn Nam Tân, xã Trực Nội.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Vị trí dự kiến đặt cầu bên phía xã Trực Nội cách bến phà Đại Nội phía đê hữu sông Ninh Cơ khoảng 260 m.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Theo quy hoạch, cầu vượt sông Ninh Cơ sang địa bàn xã Trực Đại và kết nối với QL37B đoạn xã Trực Thái, huyện Trực Ninh.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Bên phía xã Trực Đại, đường quốc lộ 21B kéo dài sẽ đi qua địa bàn xóm Cường Nghĩa.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Với dự án cầu này, cử tri tỉnh Nam Định từng kiến nghị Bộ GTVT quan tâm, đầu tư kinh phí xây dựng cầu Đại Nội qua sông Ninh Cơ thuộc tuyến Quốc lộ 21 thay thế phà Đại Nội hiện nay, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 6 xã, thị trấn Miền 4 huyện Trực Ninh, gồm (các xã Trực Đại, Trực Thắng, Trực Thái, Trực Cường, Trực Hùng và thị trấn Ninh Cường).
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Gần dự án cầu này hiện cầu Ninh Cường trên QL37B, cạnh cầu phao Ninh Cường hiện cũng chưa thể khởi công trong năm 2023 do được giao vốn trung hạn muộn.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Trên tuyến sông Ninh Cơ hiện mới chỉ có cầu Lạc Quần và cầu Thịnh Long. Việc lưu thông giữa các địa phương 2 bên sông gặp nhiều khó khăn khi phải chờ đò, phà.
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định
Bến phà Đại Nội qua sông Ninh Cơ địa phận huyện Trực Ninh tại vị trí Km 127+00 Quốc lộ 21B (tỉnh lộ 488 cũ) được xây mới đạt quy mô công trình bán vĩnh cửu cấp V theo TCVN 9859:2013, thay thế bến phà Thanh Đại đã đầu tư khai thác lâu năm, hạ tầng xuống cấp và vị trí bến không còn đạt tiêu chí lưu thông thuận lợi sau khi nâng cấp tỉnh lộ 488 lên thành Quốc lộ 21B.
Bạn đang đọc bài viết Vị trí dự kiến quy hoạch cầu Đại Nội vượt sông Ninh Cơ gần phà Đại Nội, Trực Ninh, Nam Định. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Dòng vốn Kinh doanh

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.