Thứ ba, 30/04/2024 17:40 (GMT+7)

Xông hơi phòng COVID dưới góc nhìn của chuyên gia hồi sức tích cực

MTĐT -  Thứ hai, 21/02/2022 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

GS.TS. Nguyễn Gia Bình - chuyên gia đầu ngành về hồi sức tích cực đã nêu quan điểm của mình về vấn đề xông hơi bằng các loại thảo dược như sả, gừng, chanh… để phòng chống COVID-19.

Theo GS.TS. Nguyễn Gia Bình - nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, dựa trên nghiên cứu khoa học của Đức đăng trên tạp chí PLOS one cho thấy, việc tăng nhiệt độ (40 độ C) làm ức chế khả năng nhân lên của SARS-CoV-2 trên các tế bào biểu mô đường hô hấp.

Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hội vi sinh Mỹ (ASM) cho thấy, vai trò của nhiệt độ và độ ẩm đến việc loại bỏ virus trên các bề mặt như thép, nhựa, găng tay... và việc tăng nhiệt độ từ 24 lên đến 35 độ C qua tính toán cho thấy loại bỏ virus rất nhanh.

tm-img-alt
GS.TS. Nguyễn Gia Bình.

Từ các nghiên cứu khoa học của thế giới, GS. Bình đã liên tưởng đến việc xông hơi bằng các loại thảo dược của các cụ nhà ta xưa kia. Các cụ đã biết dùng các loại thảo dược chứa tinh dầu như sả, gừng, chanh, lá tre, lá bưởi, lá hương nhu… xông khi bị cảm cúm, bị bệnh mũi họng rất hiệu quả. 

Liệu có phải nhiệt độ cao và hơi ẩm đã vừa ức chế virus vừa sát khuẩn vùng mũi họng, đường hô hấp, vừa thư giãn, rất dễ chịu, sảng khoái, giúp giảm bớt các stress hàng ngày?

GS. Bình cũng chia sẻ, bản thân ông trước đây mùa lạnh hay bị sụt sịt, thậm chí có lúc phải dùng cả thuốc corticoid xịt mũi. Nhưng gần đây nhờ tích cực xông hơi nên bệnh sụt sịt của ông cũng thuyên giảm nhiều, ông cảm thấy mỗi khi xông hơi vừa thư giãn cơ thể, vừa sát trùng vùng mũi họng, từ đó sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên và các bệnh về mũi họng, cảm cúm… giảm đi nhiều.

tm-img-alt
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh COVID-19 người dân nên xông phòng, xông mũi họng, không nên xông trực tiếp vào người (ảnh minh họa)

Hiện nay, số lượng người dân Hà Nội mắc COVID-19 tăng cao (trên 4500 ca/ngày), nhiều gia đình bị cả nhà: ông bà, bố mẹ, con cái, anh chị em… đều mắc. Bệnh tuy không nặng nhưng dẫn đến phải cách ly lần lượt, kéo dài, ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, xã hội và tinh thần của mọi người. 

Vì vậy theo GS. Bình càng nên xông cho cả gia đình cùng lúc, ngay cả đeo khẩu trang vẫn có thể bị mắc hoặc chưa có biểu hiện lâm sàng. Xông giúp phòng bệnh cho người khỏe trong cùng một gia đình, hạn chế lây nhiễm.

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình để thực hiện. Phương pháp này cũng khá dễ làm và rẻ tiền. Nhà nào không có máy xông hơi, có thể dùng nồi lá xông, cho các thảo dược vào, đun sôi lên một lúc, hít hà dần dần từng tí một để tránh bị bỏng hơi nóng. Ngoài dùng các thảo dược có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như tinh dầu quế, chanh, sả, gừng… vào nồi lá xông để xông.

Với các gia đình có máy xông có thể dùng máy xông hơi, nhỏ tinh dầu vào để xông phòng và hít xông mũi họng phòng bệnh COVID-19.

Cần thêm nghiên cứu khoa học về xông hơi trong mùa dịch

GS. Bình cũng đề nghị ngành Y tế cần có những nghiên cứu khoa học về vấn đề áp dụng xông hơi trong mùa dịch bệnh COVID-19. Nghiên cứu xem những gia đình áp dụng xông hơi thì ngoài thay đổi các triệu chứng lâm sàng cần xét nghiệm virus hàng ngày để đánh giá hiệu quả của liệu pháp này và khả năng lây truyền đến đâu để có kết luận chính xác.

GS. Bình khuyến cáo trong đại dịch COVID-19 hiện nay, mỗi người dân nên trang bị cho mình những "vũ khí" để chống lại SARS-CoV-2, đó là tiêm vaccine phòng COVID-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế. Đó là nội công. 

Ngoài ra, chúng ta có thêm biện pháp xông hơi cho cả nhà, một biện pháp ngăn ngừa, hoặc giảm bớt nguy cơ SARS-CoV-2 xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể.

tm-img-alt
Các loại thảo dược thường dùng để xông hơi.

"Chúng ta không thể cách ly, giãn cách xã hội mãi được, phải chấp nhận sống chung với SARS-CoV-2. Vì vậy phải tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Mọi người có thể rửa tay với thuốc sát trùng, đeo khẩu trang để hạn chế hít phải virus, nhưng khi đã hít phải virus vào đường hô hấp thì không có cách nào để súc rửa. Mũi họng có thể làm được, chứ phổi thì không. Vì vậy chỉ có cách hít hà hơi nước ở nhiệt độ cao (50-70 độ C) và tác dụng của các loại tinh dầu giúp sát khuẩn đường hô hấp và ngăn ngừa hoặc hạn chế cho SARS-CoV-2 bám vào niêm mạc đường hô hấp để phát triển" - chuyên gia hồi sức tích cực chia sẻ.

"Có lẽ xông hơi không chỉ tác dụng với SARS-CoV-2 mà còn hữu ích cho các loại virus lây qua đường hô hấp nói chung... Vừa tốt cho sức khỏe vừa không tốn kém. Vì vậy tại sao chúng ta không làm?" - GS. Bình nêu quan điểm. 

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo với người dân không nên tin vào các loại thuốc, các cách chữa trị COVID-19 không được cơ quan chức năng cho phép, kiểm duyệt… tràn lan hiện nay.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng bệnh COVID-19 nên xông phòng, xông mũi họng bằng thảo dược và lưu ý không xông trực tiếp vào người. 

Bạn đang đọc bài viết Xông hơi phòng COVID dưới góc nhìn của chuyên gia hồi sức tích cực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo SKĐS

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh