Thứ sáu, 26/04/2024 12:38 (GMT+7)

Huế: Vì sao con đường tiền tỷ lát gỗ lim đang hoàn thiện đã hư hỏng?

Nguyễn Hiền -  Thứ tư, 22/08/2018 08:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều vết nứt đã xuất hiện trên bề mặt các thớ gỗ lim được lát tại đường đi bộ ven sông Hương (TP. Huế) dù đang trong quá trình hoàn thiện...

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã thông tin trước đó, công trình “Đường đi bộ lát gỗ lim”, tổng kinh phí 52,9 tỷ đồng, được khởi công từ đầu tháng 2/2018, nằm trong dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm" do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA).

Ngoài các hạng mục bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng, hệ thống giao thông (đường dạo nội bộ), hệ thống chiếu sáng, hệ thống cầu đi bộ lát gỗ lim với kinh phí hơn 5 tỷ đồng là điểm nhấn của dự án.

Phối cảnh tuyến đường kết nối phố đi bộ bờ nam sông Hương do Ban quản lý dự án Koica thực hiện.

Trước khi triển khai dự án, dư luận tại TT-Huế cũng như một số nhà chuyên môn cho rằng, với điều kiện khí hậu tại TT-Huế, việc sử dụng gỗ để làm các công trình ngoài trời là không phù hợp, dễ bị hư hỏng. Và cho rằng đơn vị thực hiện dự án có thể dùng đá giả gỗ để lát sàn trong hạng mục tuyến đường đi bộ ven sông Hương.

Thế nhưng, BQL dự án lại nêu quan điểm, lim là một trong 4 loại gỗ nằm trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến, táu). Gỗ lim rất cứng, chắc, bền, không bị mối mọt, co ngót, biến dạng hay cong vênh theo thời tiết, bền vững theo thời gian, đặc biệt ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Những thớ gỗ lim đang được tiến hành lát trên mặt của tuyến đường đi bộ.

Hệ thống gỗ lim được dùng để thực hiện dự án là gỗ nhập khẩu từ Nam Phi, có độ bền cao, màu sắc hài hòa, thân thiện với cảnh quan, môi trường”, BQL dự án từng nêu quan điểm về quyết định sử dụng gỗ lim để lát sàn thay vì các vật liệu khác.

Được biết, ngoài các hạng mục bến thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời, chỉnh trang công viên Lý Tự Trọng, hệ thống giao thông (đường dạo nội bộ), hệ thống chiếu sáng, hệ thống cầu đi bộ lát gỗ lim với kinh phí hơn 5 tỷ đồng là điểm nhấn của dự án.

Mặc dù đang trong quá trình hoàn thiện nhưng trên bề mặt những thớ gỗ lim đã xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, tạo thành những khe hở lớn.

Thế nhưng điều đáng nói, mặc dù đang trong giai đoạn thi công nhưng hiện nay, hàng loạt tấm gỗ lim được đưa vào lát đã xuất hiện nhiều vết nứt, trong đó có những vết nứt chân chim và một số tấm xuất hiện các vết lớn, tạo thành khe hở chạy dọc theo thớ gỗ.

Hàng chục tấm gỗ lim vừa được đơn vị thi công lát xuống sàn đã bị nứt nẻ, có dấu hiệu cong vênh. Để “che đậy” những vết nứt này, đơn vị thi công phải dùng một số chất phụ gia trám vào các tấm gỗ.

Những thớ gỗ lim bị nứt nẻ đang được đơn vị thi công đánh dấu để xử lý.

Hiện tượng hàng loạt tấm gỗ lim bị nứt không chỉ xuất hiện trên bề mặt sàn mà còn dễ dàng phát hiện tại các tấm gỗ “nằm phơi nắng” rải rác khắp công trình.

Theo ông Hoàng Hải Minh, Giám đốc Sở Xây dựng TT-Huế kiêm Trưởng BQL dự án cho biết, sẽ chỉ đạo cán bộ dự án kiểm tra thưc tế hiện trạng và cung cấp thông tin cho báo chí khi có kết quả.

Bạn đang đọc bài viết Huế: Vì sao con đường tiền tỷ lát gỗ lim đang hoàn thiện đã hư hỏng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.