Thứ hai, 29/04/2024 07:39 (GMT+7)

Bắc Giang: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý 3D tích hợp CSDL tài nguyên môi trường

Lâm Hà -  Thứ năm, 14/03/2024 16:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 14/3, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội đồng tư vấn giao nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý 3D tích hợp CSDL tài nguyên môi trường tại thị xã Việt Yên".

tm-img-alt
Hội đồng tư vấn đánh giá đề tài "Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý 3D tích hợp CSDL tài nguyên môi trường tại thị xã Việt Yên" là khả thi và có thể áp dụng vào thực tế

Đề tài này được giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, với thời gian thực hiện từ tháng 1/2024 đến tháng 12/2025 và kinh phí dự kiến hơn 3 tỷ đồng. Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng mô hình 3D tích hợp CSDL tài nguyên môi trường, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Để đạt được mục tiêu này, các nội dung công việc cần thực hiện bao gồm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CSDL địa chính 3D, khả năng tích hợp với CSDL tài nguyên môi trường, thiết kế mô hình, chuẩn hóa dữ liệu, và thử nghiệm phần mềm quản lý.

Hội đồng tư vấn đánh giá đề tài là khả thi và có thể áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, hội đồng đề xuất cần làm rõ một số vấn đề pháp lý, bổ sung thông tin về phần mềm quản lý, và cân đối kinh phí cho từng phần công việc.

Cơ quan chủ trì đề nghị áp dụng thí điểm tại thị xã Việt Yên, nhưng cũng cần nâng phạm vi triển khai ra toàn tỉnh để thu thập thông tin và dữ liệu phù hợp.

Việc thực hiện đề tài nghiên cứu trên phản ánh đúng hướng đi của tỉnh Bắc Giang theo Nghị quyết số 111-NQ/TU, ưu tiên chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để đảm bảo phát triển bền vững trong thời đại số.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý 3D tích hợp CSDL tài nguyên môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.