Thứ bảy, 27/04/2024 11:37 (GMT+7)

Báo động tình trạng trẻ em tại Mỹ khủng hoảng tâm lý sau đại dịch COVID-19

MTĐT -  Thứ năm, 07/04/2022 09:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Số liệu cho thấy đầu năm 2021, số ca trẻ em gái phải cấp cứu vì các vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến tự tử, tăng 51%, trong khi số ca trẻ em trai tăng 4% so với 2019, thời điểm trước đại dịch.

Giới chuyên gia Mỹ vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng trẻ em nước này rơi vào khủng hoảng sức khỏe tâm thần với hàng loạt các trường hợp bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi, biếng ăn, đánh lộn và thậm chí tìm đến tự tử.

Hãng tin AP dẫn lời chuyên gia cho rằng ở những khu vực người dân có thu nhập thấp, tình hình khủng hoảng rất nghiêm trọng và thậm chí càng tồi tệ hơn vì các trường học thiếu giáo viên và các chuyên gia tư vấn tâm lý để có thể hỗ trợ kịp thời cho các em. 

Tình trạng trẻ em Mỹ mắc chứng lo âu, trầm cảm đã gia tăng từ vài năm nay nhưng những căng thẳng, bất an trong suốt thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành đã khiến tình hình thêm trầm trọng. 

Đặc biệt, khủng hoảng sức khỏe tâm thần xảy ra với những em vốn đã có tâm lý thiếu ổn định lại bị mất hẳn cơ hội nói chuyện, trao đổi với các chuyên gia tâm lý và không được tham gia các hoạt động ở trường để cân bằng lại tâm lý trong thời gian học trực tuyến gần hai năm qua. 

tm-img-alt

Đối với những trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề như bố mẹ nghiện rượu hay có tính bạo lực, thì việc phải ở nhà học trực tuyến đã khiến các em dường như không có lối thoát. Những em không có điều kiện kết nối Internet thậm chí còn cảm thấy bị cô lập, lạc lõng, bị bỏ rơi hơn nữa.

Số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, đầu năm 2021, số ca trẻ em gái phải cấp cứu vì các vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến tự tử, tăng 51%, trong khi số ca trẻ em trai tăng 4% so với 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch. Tình trạng trẻ em nhập viện vì rối loạn ăn uống, lo âu, căng thẳng cũng tăng gấp đôi trong cùng thời gian này.

Theo CDC Mỹ, hiện nước này chưa có một hệ thống giám sát toàn diện và riêng biệt về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em cho nên các gia đình chính là nơi tốt nhất để quan sát, chăm sóc và hỗ trợ trẻ em khi các con gặp phải các vấn đề về tâm lý, tâm thần sau đại dịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra rất nhiều hệ lụy như hiện nay./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Báo động tình trạng trẻ em tại Mỹ khủng hoảng tâm lý sau đại dịch COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề