Thứ bảy, 18/05/2024 13:51 (GMT+7)

Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn

MTĐT -  Thứ bảy, 04/05/2024 08:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc phát triển đô thị tuyến tính dọc các tuyến đường ngắm cảnh đồi chè, cà phê bị nghiêm cấm để đảm bảo tầm nhìn rộng lớn, phục vụ du khách thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp đặc trưng...

UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 2.5 đã ký Quyết định ban hành quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040.

Theo đó, thành phố Bảo Lộc được quy hoạch và phát triển để trở thành đô thị loại II vào năm 2025 và tiếp tục xây dựng thành phố tiệm cận tiêu chuẩn loại I vào năm 2040, theo xu hướng quy mô tương đương tỉnh lỵ.

Đất xây dựng đô thị khoảng 4.800 ha năm 2040, trong đó đất dân dụng khoảng 2.500 ha.

Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn
Theo Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, khu đô thị trung tâm hiện hữu có tính chất chức năng là trung tâm văn hóa, lịch sử và di sản của thành phố Bảo Lộc, trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố Bảo Lộc.Ảnh: Nguyên Thi

Bảo Lộc định hướng xây dựng phát triển mô hình đô thị sinh thái nông nghiệp. Bảo tồn cảnh quan ven sông, suối, thác nước,…; xây dựng các điểm du lịch sinh thái ven sông nhằm khai thác lợi thế cảnh quan, duy trì đa dạng sinh học và đảm bảo thoát lũ cho đô thị.

Bảo tồn không gian nông nghiệp của đồng bào dân tộc để duy trì đa dạng cảnh quan, nông nghiệp và quản lý nước mưa. Các khu vực địa hình thấp, trũng phục vụ cho phát triển nông nghiệp đô thị. Bảo vệ các không gian mở cảnh quan, bảo vệ cảnh quan đồi chè, trang trại cà phê, dâu tằm, trang trại nông nghiệp…

Đối với khu vực bảo tồn nông nghiệp nghiêm cấm chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang các loại đất xây dựng khác, trừ các trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định.

Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, hữu cơ, hướng đến hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn; phát triển trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế.

Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn
Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu bảo vệ và gìn giữ các không gian nông nghiệp vùng cao mô hình du lịch canh nông ven thành phố Bảo Lộc. Trong ảnh: nghềtrồng dâu nuôi tằm ở xã Đam B’ri. Ảnh: Khánh Phúc

Bảo tồn các nét đặc trưng của làng nghề, phát triển vùng sản xuất cây ăn quả (bơ 034, sầu riêng, nho thân gỗ, chuối,…), khu vực trồng dâu nuôi tằm ở xã Đam B’ri, cây công nghiệp dài ngày chất lượng cao, như: khu vực trồng chè ở Tâm Châu, xã Lộc Tân, trồng cà phê ở xã Đam B’ri, Lộc Châu, Đại Lào, Lộc Nga - Lộc Thanh, những vùng chuyên canh tập trung tại Lộc Phát - Lộc Thanh, vùng tiếp giáp giữa phường B’Lao - Lộc Sơn; khuyến khích nông dân, nhà vườn chuyển đổi, cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái có giá trị cao.

Bảo tồn chức năng đất nông nghiệp cũng như loại hình nông nghiệp đặc thù đang được thực hiện (chè, cà phê) - là niềm tự hào của vùng cao nguyên với sản phẩm mang lại thương hiệu cho Bảo Lộc và vùng phụ cận. Cho phép tồn tại các khu vực dân cư hiện hữu chưa được xác định cụ thể tại đồ án quy hoạch chung trong các khu vực nông nghiệp.

Quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 xác định tuyến đường ngắm cảnh là hai tuyến đường chính xuyên qua các đồi chè, cà phê để phục vụ du khách thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp đặc trưng của vùng đất Bảo Lộc. Hình ảnh mong muốn về các tuyến đường thiết kế mềm mại theo địa hình tự nhiên.

“Việc phát triển đô thị tuyến tính dọc các tuyến đường này bị nghiêm cấm để tuyến đường không trở thành yếu tố chia cắt cảnh quan, đảm bảo tầm nhìn rộng lớn, khả năng cảm thụ tối đa cảnh quan nông nghiệp đặc trưng này.

Tuyến đường này cũng không cho phép xe tải lưu thông để hạn chế ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn, giúp du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan một cách thoải mái, dễ chịu với khung cảnh yên tĩnh, thanh bình”, quy định cho biết.

Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn
Nghiêm cấm phát triển đô thị tuyến tính dọc các tuyến đường chính ngắm cảnh xuyên qua các đồi chè, cà phê. Ảnh: CTV

Theo Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, khu vực bảo tồn kiến trúc được xác định bao gồm một số kiến trúc công trình từ năm 1945 - 1950 đặc trưng của Bảo Lộc thuộc khu vực trung tâm phường 1, thành phố Bảo Lộc và đoạn đường Trần Phú từ ngã ba Lộc Sơn đến cuối dãy phố Trà, phường Lộc Tiến. Đặc biệt bảo tồn kiến trúc tạo điểm nhấn di sản: Chùa Phước Huệ, Nhà thờ Bảo Lộc, Trường Cao đẳng kinh tế công nghệ Bảo Lộc.

Khu vực bảo tồn cảnh quan đô thị, danh lam thắng cảnh bao gồm: hệ thống hồ Nam Phương; Thác Đam B’ri; tuyến sông suối Da Lào, sông Đại Bình, hồ Mai Thành, sông Dabr’len, sông Đại Nga... Hình thành tuyến cảnh quan kết nối với hệ thống suối, hồ hiện có và xây dựng hệ thống công viên mới tạo nên không gian cảnh quan đặc trưng của khu vực.

Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu kiểm soát phát triển khu vực trung tâm về chiều cao tầng theo quy hoạch chung và thiết kế đô thị để bảo tồn các góc nhìn núi Đại Bình, núi Sa Pung. Bảo tồn hệ thống rừng cảnh quan tự nhiên trong đô thị, hệ thống công viên, tuyến cây xanh và không gian mở, không gian nông nghiệp sinh thái đô thị. Tạo ra hệ thống các không gian quảng trường, vườn nhỏ, đường đi bộ, đường dạo bộ nhằm nâng cao chất lượng khu trung tâm.

“Bảo tồn các công trình di sản và di tích theo quy định dành riêng đối với các công trình được xếp hạng di tích hoặc di sản. Bảo tồn các mảnh vườn hoặc mảng xanh của các công trình như là di tích của một thành phố vườn trong lịch sử”, Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu.

Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn
Nhà thờ Bảo Lộc được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sưNgô Viết Thụ, với sự tham gia thực hiện đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hồng Sơn. Ảnh:CTV

Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng xác định Bảo Lộc là một đô thị miền núi, phát triển theo kiểu dàn trải “vết dầu loang” và thấp tầng trong khung cảnh thiên nhiên núi rừng bao quanh.

Việc phát triển đô thị vì vậy cần tôn trọng hình thái đô thị hiện hữu và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa, mô hình nhà ở thấp tầng cũng phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của đa số người dân địa phương...

“Phát triển đô thị Bảo Lộc phải đảm bảo được nguyên tắc sử dụng đất bền vững thông qua khai thác một cách tối ưu nguồn tài nguyên đất đai, tránh lãng phí, tránh tiêu thụ quá nhiều đất nông nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đặc trưng của đô thị cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế của địa phương.

Do đó, với các khu vực đô thị hiện hữu như trung tâm của thành phố Bảo Lộc cần khuyến khích tăng mật độ xây dựng, phát triển mô hình đô thị nén...”, Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo.

Hữu Tiến - Hoài Nam

Định vị 9 phân vùng phát triển

Theo Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng, Đồ án quy hoạch chung thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2040 xác định phạm vi ranh giới gồm: Thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận thuộc huyện Bảo Lâm (gồm 5 xã: Lộc An, Lộc Tân, Lộc Thành, Lộc Nam, Tân Lạc), với các phân vùng phát triển:

Vùng trung tâm đô thị

Tổng diện tích: 1782,2 ha. Phạm vi: phường 1, phường 2, phía Bắc phường B’Lao, phường Lộc Tiến, phía Bắc phường Lộc Sơn, phía Nam phường Lộc Phát; bao gồm: khu trung tâm lịch sử hiện hữu, trung tâm hành chính và thương mại dịch vụ mới cấp vùng và khu phát triển mới quanh hồ Nam Phương.

Vùng phát triển mới phía Đông

Tổng diện tích: 2536 ha. Phạm vi: Xã Lộc Thanh, một phần phía Đông phường Lộc Phát, phía Bắc Lộc Nga; bao gồm: khu vực dân cư hiện trạng, khu vực phát triển mới, khu vực chăm sóc sức khỏe gắn với cảnh quan thiên nhiên.

Vùng phát triển đô thị phía Nam

Tổng diện tích 1922,5 ha. Phạm vi: khu vực phía Nam phường B’Lao, phường Lộc Sơn, xã Lộc Nga; bao gồm: khu vực dân cư hiện trạng, khu vực phát triển mới với nhà ở, dịch vụ hỗn hợp, cây xanh.

Vùng phát triển dân cư và du lịch sinh thái

Tổng diện tích 9980,2 ha. Phạm vi: các khu vực phía Nam phường Lộc Tiến, một phần xã Lộc Châu, xã Đại Lào, xã Lộc Thành; bao gồm: các khu du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, dân cư mật độ thấp.

Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn
Thu hoạch chè ở B’Lao. Ảnh: Khánh Phúc

Vùng phát triển đô thị mật độ thấp phía Tây

Tổng diện tích 1319,7 ha. Phạm vi: khu vực phía Nam Phường B’Lao, phường Lộc Châu, xã Lộc Tiến, xã Đại Lào; bao gồm: trung tâm giáo dục cấp vùng phía Tây, khu vực dân cư hiện trạng, khu vực phát triển mới.

Vùng dự trữ phát triển phía Tây Bắc

Tổng diện tích 2681,2 ha. Phạm vi: khu vực phía Nam xã Đam B’ri, khu vực phía Tây Bắc phường 2, Tây Bắc và Tây Nam phường Lộc Tiến, Tây Bắc xã Lộc Phát; bao gồm: khu dân cư hiện trạng và đất dự trữ phát triển đô thị cho tương lai.

Vùng phát triển du lịch thác Đam B’ri

Tổng diện tích 2769,7ha. Phạm vi: một phần khu vực xã Đam B’ri, khu vực phía Bắc xã Lộc Tân, khu vực thác nước Đam B’ri; khu vực hồ Tiên; bao gồm: khu du lịch sinh thái, khu di tích văn hóa, khu ở hiện trạng.Vùng đô thị trung tâm xã Lộc An

Tổng diện tích: 1196,9 ha. Phạm vi: các khu vực trung tâm dọc theo tuyến quốc lộ 20 xã Lộc An; bao gồm: khu trung tâm cụm xã, dân cư hiện trạng, dân cư phát triển mới.

Vùng phát triển và bảo tồn nông lâm nghiệp

Tổng diện tích: 35660,8 ha; phạm vi: các khu vực còn lại; bao gồm: các khu vực nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm, các khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, khu vực dân cư hiện trạng.

Bạn đang đọc bài viết Bảo Lộc phải bảo tồn mảng xanh của công trình di sản như di tích của thành phố vườn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Người đô thị

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Dự kiến sẽ sớm hoàn thành quy hoạch chung
Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ có 23 đô thị, sau năm 2030 sẽ tăng lên 29. Biên Hòa sẽ tiếp tục là đô thị trung tâm của tỉnh, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch này nhằm nâng cao hạ tầng và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tin mới

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.