Thứ hai, 20/05/2024 11:33 (GMT+7)

Bộ GTVT nói gì về phương án đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định?

Tuệ Nhi -  Thứ năm, 09/05/2024 10:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với phương án đầu tư xây dựng đường Cao tốc Phủ Lý-Nam Định.

Cụ thể, tuyến cao tốc này dài 50km, quy mô 4 làn xe, trong đó đoạn Phủ Lý-thành phố Nam Định dài 25km, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Hiện nay, tuyến Phủ Lý-thành phố Nam Định đang khai thác theo quy mô đường cấp 2, quy mô 4 làn xe và tỉnh Nam Định là cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BT.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định dự kiến sử dụng ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng và do dự án đi qua địa bàn 2 tỉnh nên cần phải áp dụng cơ chế, chính sách do Quốc hội quyết định.

Để sớm triển khai, phía Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm việc giao tỉnh Nam Định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư) là có cơ sở, tương tự như một số tuyến cao tốc đã được Thủ tướng Chính phủ giao các địa phương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư như Cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Tuy nhiên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định cần rà soát tiến trình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án, khả năng huy động nguồn vốn và thời hạn thu phí theo hợp đồng BOT của dự án để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai.

Trường hợp tỉnh Nam Định được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, quá trình triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng từ 24-48m; rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án bảo đảm quy mô đầu tư phù hợp với quy hoạch có liên quan, điều kiện địa hình, bảo đảm tính kinh tế-kỹ thuật.

Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 9.400 tỷ đồng, suất đầu tư khoảng 375 tỷ đồng/km cao hơn nhiều so với suất đầu tư của tuyến đường cao tốc xây dựng mới được Bộ Xây dựng công bố (190 tỷ đồng/km cao tốc 4 làn), phía Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Nam Định rà soát giải pháp thiết kế, chi phí xây dựng theo quy định hiện hành, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả.

Bộ Giáo thông Vận tải nêu rõ: "Do dự án phải thực hiện các thủ tục lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi làm cơ sở để bố trí kế hoạch vốn trung hạn, kế hoạch vốn hàng năm cho dự án, đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định rà soát tình hình triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, thời gian thu phí của dự án BOT (hết năm 2028) để xác định cụ thể thời điểm thực hiện". 

Trước đó, Bộ GTVT nhận được văn bản số 2511/VPCP-CN ngày 16/4/2024 của Văn phòng Chính phủ kèm theo Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 12/4/2024 của UBND tỉnh Nam Định lấy ý kiến đối với phương án đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Tại Tờ trình số 34/TTr –UBND ngày 12/4/2024, UBND tỉnh Nam Định đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định, giai đoạn 1 từ TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến TP. Nam Định, tỉnh Nam Định.

Trong giai đoạn 1, dự án sẽ đầu tư xây dựng đoạn từ đầu tuyến Km0+00 (đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam) đến giao với QL10, TP. Nam Định trước năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030) với chiều dài khoảng 25,1 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam khoảng 16,6 km, đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định khoảng 8,5 km. Tuyến đường thuộc dự án sẽ xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành, đường gom 2 bên, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 dự kiến khoảng 9.400 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn I là từ năm 2024 đến năm 2028; toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nam Định, Hà Nam tự bố trí đối với đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh.

Bạn đang đọc bài viết Bộ GTVT nói gì về phương án đầu tư cao tốc Phủ Lý - Nam Định?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Dự kiến sẽ sớm hoàn thành quy hoạch chung
Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ có 23 đô thị, sau năm 2030 sẽ tăng lên 29. Biên Hòa sẽ tiếp tục là đô thị trung tâm của tỉnh, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch này nhằm nâng cao hạ tầng và chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tin mới

Cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau 2 năm thi công
Cầu Bến Mới dự kiến tạo một trục kết nối giao thông hoàn chỉnh giữa các khu di tích Đền Trần, Phủ Dầy của tỉnh Nam Định và quần thể danh thắng Tràng An, Bái Đính của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.
‘Đại hội Da liễu Spa 2024’ quảng bá mỹ phẩm chui
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM ghi nhận có hơn 50 người đến tham gia hội thảo “Đại hội Da liễu Spa 2024”. Hội thảo này do Công ty Cổ phần Quốc tế Xuất nhập khẩu Nano Green tổ chức tại tầng 2 tòa nhà số 289 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3.
Trung Quốc: Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng
Giới chức Trung Quốc cho biết mưa lớn đã trút xuống một số thành phố tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (miền Nam) và thành phố Nam Ninh vào cuối tuần, gây ngập úng nghiêm trọng và gián đoạn hoạt động giao thông.