Thứ bảy, 27/04/2024 05:52 (GMT+7)

Các loại thực phẩm gây nên cơn đau dạ dày

MTĐT -  Thứ năm, 09/09/2021 17:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cần phải có một chế độ ăn hợp lý, hạn chế các thức ăn có khả năng gây kích ứng dạ dày, tăng cường các thực phẩm giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

Các dấu hiệu trên có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ nặng dần lên. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, rượu bia; những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào; những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas...

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Trong rất nhiều trường hợp, viêm niêm mạc dạ dày thường không có triệu chứng. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến có thể gặp phải bao gồm:

+ Cảm giác ăn không ngon
+ Đau ở bụng trên ngay dưới xương sườn
+ Buồn nôn hoặc khó tiêu
+ Hay bị nấc cụt
+ Nôn mửa
+ Có lẫn máu trong chất nôn
+ Đi cầu ra máu là do niêm mạc dạ dày bị loét (phân chuyển sang màu đen và được gọi là melaena)
+ Giảm cân

Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm dạ dày cấp, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, Xquang để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, việc cần làm đầu tiên là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Khi bị viêm dạ dày cấp, viêm mạc dạ dày bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, người bệnh cần ngừng ngay việc sử dụng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Người bị viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì? Cụ thể: 

- Không ăn thức ăn có nhiều vị chua

- Không ăn thức ăn nhiều gia vị như ớt, tỏi, hạt tiêu… Ớt cay, wasabi, cải ngựa và mù tạt sẽ thêm “ngọn lửa” vào dạ dày vốn đã bị viêm, ngay lập tức khiến cơn đau trở nên dữ dội và trầm trọng hơn.

tm-img-alt
Nên tránh xa các món cay nóng, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ..... 

- Không ăn những món ăn gây khó tiêu nhiều chất béo như chiên, xào, nướng. Đồ ăn nhiều chất béo: kích thích các cơn co thắt trong đường tiêu hóa, có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.

 - Không ăn thức ăn cứng như ngũ cốc thô, các loại hạt, măng khô, thức ăn nhiều xương… 

- Không ăn thức ăn lạnh, thức ăn để lâu bị ôi, thiu, các món tái, sống như gỏi cá, nem chua, tiết canh…

- Các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt nguội, giăm bông, lạp sườn, xúc xích… cũng không nên dùng. 

- Không uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước giải khát có gas. Nước có ga không phải là lựa chọn tốt cho dạ dày của bạn: sau khi bạn uống một ngụm, carbon dioxide chuyển thành axit cacbonic gây khó chịu.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Các loại thực phẩm nên dùng như:

- Nhóm thực phẩm: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bánh mì, bánh quy, các loại khoai củ, mật ong…

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, các loại rau củ quả có màu đỏ, vàng, xanh đậm như: cải bắp, rau cải, cải xanh, cà rốt, khoai tây, bí đỏ… để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém ở người mắc bệnh lý dạ dày.

- Các thực phẩm có nhiều protein nạc (thịt gà và ức gà tây, lòng trắng trứng, cá ngừ và đậu): Protein giúp sửa chữa những tổn thương do viêm dạ dày gây ra đối với niêm mạc dạ dày và các thực phẩm có độ axit thấp.

- Nước hầm xương: trong thời gian bùng phát bệnh, nước hầm xương sẽ là một biện pháp bổ sung tuyệt vời dưỡng chất cho bạn vì nó có nhiều chất dinh dưỡng giúp làm dịu và chữa bệnh./.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Các loại thực phẩm gây nên cơn đau dạ dày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới