Thứ tư, 01/05/2024 14:54 (GMT+7)

Cần Thơ: Hội thảo “Giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản”

Hoài Phương - Đinh Oanh -  Thứ bảy, 04/11/2023 05:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 3/11, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đồng tổ chức Hội thảo “Giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản” tại Cần Thơ.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu, bao gồm người nuôi tôm, đại diện của các cơ quan quản lý ngành nuôi trồng thủy sản từ sáu tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, các trường đại học trong khu vực và nhiều đại diện của cơ quan báo chí.

Mục tiêu chính là giám sát và giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động nuôi tôm, thuộc Dự án "Chuyển đổi năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long" (B3), được tài trợ bởi Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, triển khai tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu từ năm 2021-2023. Một trong những mục tiêu quan trọng của dự án này là giảm lượng khí nhà kính phát thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Kết quả đo lượng khí nhà kính phát thải từ các ao nuôi tôm tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho thấy mô hình nuôi tôm thâm canh phát thải khí nhà kính gấp 15 lần so với mô hình nuôi tôm quảng canh. Mật độ nuôi, nạo vét ao và vèo nuôi được xem xét là các yếu tố quyết định lượng khí nhà kính phát thải từ các ao nuôi tôm quảng canh. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh, điện và thức ăn là hai nguồn chính gây phát thải, với lượng điện tiêu thụ đóng góp 82% và thức ăn đóng góp 17% vào tổng lượng khí nhà kính phát thải.

tm-img-alt

Các biện pháp để giảm lượng khí nhà kính phát thải từ ngành nuôi tôm tập trung vào việc giảm tiêu thụ điện, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, xử lý chất thải từ tôm bằng ủ khí sinh học, tối ưu hóa lượng thức ăn cho tôm và điều chỉnh cách nuôi tôm (đối với mô hình nuôi tôm thâm canh), thay đổi mật độ thả tôm, cải thiện hệ thống xử lý nước để ngăn ngừng dịch bệnh cho tôm (đối với mô hình nuôi tôm quảng canh). Sau 9 tháng triển khai các biện pháp này, lượng khí nhà kính phát thải từ các ao nuôi tôm đã giảm 16,9% đối với mô hình nuôi tôm quảng canh và giảm 10,8% đối với mô hình nuôi tôm thâm canh.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, ông Nguyễn Trung Hiếu, đã chia sẻ tại hội thảo rằng Bạc Liêu là tỉnh ven biển, với lợi thế lớn nhất là ngành nuôi tôm, chiếm hơn 50% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Ngành nuôi tôm tại Bạc Liêu đã được chính phủ chỉ đạo phát triển để trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.

Ông Nguyễn Trung Hiếu cũng nhấn mạnh rằng ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ chịu tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu mà còn góp phần gây ra biến đổi khí hậu do việc sản xuất tạo ra lượng lớn khí nhà kính. Các hộ nuôi tôm thường sử dụng thức ăn công nghiệp chứa nhiều protein để thúc đẩy tôm phát triển, nhưng điều này dẫn đến thải ra nhiều amonia vào môi trường nước. Đồng thời, các thức ăn thừa, phân tôm và các chất thải khác gây ra tích tụ các hợp chất hữu cơ và chất tan trong nước, góp phần vào phát thải khí nhà kính.

Tại Hội thảo, các đại diện của cơ quan quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp và người nuôi tôm đã thảo luận về việc nhân rộng mô hình giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nuôi tôm tại đồng bằng sông Cửu Long. Điều quan trọng là ban hành các tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức và kỹ thuật cho người nuôi tôm, cũng như thiết lập các chính sách hỗ trợ thích hợp.

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: Hội thảo “Giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Tin mới