Thứ ba, 07/05/2024 15:58 (GMT+7)

Kỷ niệm ngày chiến thắng Lộ Vòng Cung: Ký ức năm xưa - Người chiến sỹ cách mạng Tây Đô

Hoài Phương -  Thứ ba, 10/10/2023 17:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiến tranh đã lùi xa hơn 48 năm, thống nhất đất nước và đang phát triển, với Đảng bộ, quân, dân TP Cần Thơ khí thế hào hùng thắng lợi vẻ vang mãi là niềm tự hào thôi thúc các thế hệ cách mạng kế thừa và phát huy xứng đáng với cha ông đưa TP phát triển.

Vòng Cung đã đi vào lịch sử của quân và dân Cần Thơ, của Đồng bằng sông Cửu Long như một địa danh huyền thoại trong cuộc chiến đấu oanh liệt chống quân xâm lược, góp phần điểm tô trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, với 4000 ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Tuyến Lộ Vòng Cung Cần Thơ – Vành đai lửa trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là hình ảnh cao đẹp của tinh thần quả cảm “tất cả cho trọng điểm, cho phía trước, cho chiến thắng” của Đảng bộ, quân dân Tây Nam Bộ và đã đi vào lịch sử của Thành phố Cần Thơ.

Để hiểu thêm lịch sử hào hùng ấy, phóng viên Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đi tìm nhân chứng lịch sử từng sống, chiến đấu nơi đây.

Trong không khí Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Cần Thơ đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương, tôi tìm đến căn nhà đơn sơ của vị Đại tá Võ Tấn Dũng, nguyên Tỉnh đội phó, kiêm Tham mưu trưởng Tỉnh đội Cần Thơ, Nguyên Trưởng phòng Dân quân Tự vệ Bộ Tham mưu Quân khu 9. Với phong cách giản dị, thân mật của người lính, giọng trầm ấm, những ký ức năm xưa với ông lại hiện về:

tm-img-alt

Đại tá Võ Tấn Dũng nguyên Tỉnh Đội phó, Kiêm Tham mưu trưởng Tỉnh đội Cần Thơ. Nguyên Trưởng phòng dân quân tự vệ Bộ Tham mưu Quân khu 9.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 ở Cần Thơ diễn ra trong 3 đợt. Chỉ trong 3 đợt tổng tiến công và nổi dậy lực lượng chủ lực Quân khu 9, bộ đội địa phương thành phố Cần Thơ, lực lượng dân quân du kích các xã Lộ Vòng Cung đã diệt trên 2.000 quân địch, đánh và làm tiêu hao, tiêu diệt trên 10 tiểu đoàn, làm bị thương trên 1.140 quân địch, ta phá hủy 180 máy bay, bắn cháy 18 xe M113 và 100 xe quân sự khác, bắn chìm 12 tàu, đánh sập 4 cầu sắt, làm đứt nhiều đoạn giao thông quan trọng…

Đại tá Võ Tấn Dũng tâm sự: Những kỷ niệm mà tôi không sao quên được về chiến sự vô cùng khốc liệt giữa ta và địch khi tôi hoạt động tại Cần Thơ từ năm 1969 đến 1975, có thời gian 3 năm ở tuyến lữa Vòng Cung. Năm tôi 16 tuổi được các đồng chí Phạm Văn Diệp (tên gọi khác chú 5 thợ Mộc) Thường vụ Huyện ủy Châu Thành B, cuộc họp này chỉ nghe và nhớ không được viết vì đây là nhiệm vụ bí mật. “Đầu đội chủ trương vai mang chính sách, nách cặp phương châm, chân bước 3 vùng”. Cách mạng miền Nam có 3 vùng chiến lược, vùng miền núi, vùng nông thôn đồng bằng và vùng đô thị, nhiệm vụ của 3 vùng như nhau phải làm sau đánh Mỹ, diệt ngụy giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc để thống nhất đất nước.

tm-img-alt

Người dân tham quan lịch sử Lộ Vòng Cung tại Bảo tàng Cần Thơ.

Vòng Cung đi dễ khó về - Đạn chen đầu đạn bom kề hố bom

Địch đã đóng hàng trăm đồn bốt, sử dụng không quân, pháo binh, kể cả máy ném bom thậm chí còn rải chất độc hóa học. Lúc này nơi đây làng xóm người dân của ta bị bom đạn tàn phá sau nhiều đợt tấn công cả xóm gần như vườn không nhà trống, bởi bao trận phản kích dữ dội của giặc, vườn tược cây lá gãy đổ xác xơ, nhiều nhà bị cháy sập đổ nát, đến đâu cũng thấy trên mỗi than cây mang bao vết bom đạn, mặt đất hằn sâu bao hố bom.., năm 1970 Đại đội tôi tiến quân vào lộ Vòng Cung hoạt động ở xã An Bình khi đưa quân ra bám địa bàn, phát hiện giặc kéo đến rất đông, sau đó tôi bị thương ở tay trong trận đánh, được Quân y ở Ô Môn phẫu thuật cho tôi xong thì địch càng quét, tôi phải xuống hầm bí mật hết một ngày đêm không có thức ăn, phải uống nước thay cơm khi địch rút về tôi tiếp tục trở vào lộ Vòng Cung tham gia đánh giặc. Lúc này 3 đại đội chỉ còn 45 người, trong điều kiện ở chung quanh có 8 đồn và một chi khu gồm đồn bà Chủ Kiểu, khu Hàng Bàng, đồn Ngã Bát, đồn Miễu Ông, đồn Ranh Làng, đồn Cầu Đá, đồn Vàm Rau Râm, phân chi khu An Bình ở vàm Cái Sơn và chi khu Châu Thành ở Cái Răng chung quang đơn vị ở một lõm vùng này, mỗi đồn chỉ cách căn cứ khoảng 700 đến 800 m. Cuộc sống của đơn vị không có dân chỉ ta với địch, một thời gian sau chúng mới cho dân về, sáng dân về làm ruộng đến 2-3 giờ chiều thì rút dân ra không cho ở trong vùng này, lực lượng ta tranh thủ giáo dục vận động nhân dân giữ bí mật suốt thời gian dài đến khi bọn đầu hàng nằm trong hàng ngũ của ta chỉ điểm để giặc đánh vào căn cứ của ta.

tm-img-alt

Quyết giữ căn cứ Vòng Cung

Quân ta được Đảng giao nhiệm vụ giá nào cũng phải giữ vững vùng căn cứ, đánh rất nhiều trận, sáng đánh chiều rút vào, quân ta phải có nghị lực rất lớn mới đảm bảo được vùng căn cứ vì lực lượng quá mỏng, nhân dân ta đã cung cấp tin tức về địch, thu hồi các đạn, pháo lép của giặc đánh hồi năm Mậu Thân, quân ta đã cải biên lại đánh giặc. Từ ngày 28/9 đến ngày 3/10/1970 thì pháo bắn tiến vào căn cứ, quân ta đánh địch liên tục 6 ngày đêm.

Thời gian này là mùa nước nổi nên chỉ huy cho quân ta rút về căn cứ mới, lúc này đồng chí Huỳnh Thanh Quang là Thành đội phó - Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy trận đánh 6 ngày đêm và điều hành lực lượng, tôi là Đại đội phó cùng đồng chí Ba Vui và 10 chiến sỹ quay lại ở chỗ Nước Lạnh (ngang trại giam CATP bây giờ). Dù đồng chí Bảy Dũng, Đại đội trưởng và đồng chí Bảy Lợi, chính trị viên đơn vị đã hy sinh trong trận đánh 6 ngày đêm ở Vườn Mận nhưng chúng tôi vẫn vững vàng, kiên định thực hiện nhiệm vụ được giao: bám đất, xây dựng xong căn cứ lõm ở vườn sắn thuộc xã Long Tuyền theo phương châm “Diệt được nhiều địch bảo tồn được ta, bảo vệ được căn cứ làm bàn đạp”. Tôi bàn với đồng chí ba Vui nếu mình ở đây thì địch đánh vào không bảo toàn được, nên chọn về Ngã Bát chọn hai bên có vườn sắn lập 6 công sự lợi dụng trời mưa lớn ra dân mượn cưa, búa hạ những cây sắn xuống do trời mưa địch không thấy, cắt các cây ra làm 6 công sự mỗi bên 3 công sự hình thành một căn cứ mới bố trí mỗi công sự 2 đồng chí vì đại đội tôi có 12 đồng chí và tìm cách gỡ các chất nổ bên căn cứ củ về tiếp tục gài chất nổ ở công sự này.

Nhiều năm qua, chúng tôi lấy ngày thành lập (28-2) làm ngày giỗ chung cho các anh, em biệt động đã hy sinh trong trận đánh lộ Vòng Cung đổ lửa. Từ đó tôi có sáng tác câu thơ:

68 làm lính Tây Đô, 69 làm lính biệt động tiến vô nội thành.

3 năm tiến lửa tung hoành, chiến khu vào lớp học hành 72.

73 Hưng Phú xóm chày, 75 Hưng Thạnh quận hai hòa bình.

Quân dân cá nước chung tình, quê hương giải phóng quân mình ấm no.

Gặp nhân chứng tham gia cách mạng

tm-img-alt

Ông Trương Hoài Vũ phó Chủ tịch Hội người tù kháng chiến, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Ông Trương Hoài Vũ hồi nhớ khi tham gia cách mạng: Năm 1963 (lúc này tôi được 13 tuổi) thi xong đệ thất, gia đình tôi đưa tôi vào vùng giải phóng làm giao liên ban Tuyên Huấn huyện Ô Môn trong thời gian làm giao liên đến cuối năm 1963 tôi được cử đi học tại trường Tây Đô kháng chiến ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ lúc đó đi học bằng đường CK do một chiến sỹ cách mạng hợp pháp dẫn đường cùng đồng chí Nguyễn Phong Quang và một số đồng chí, đến năm 1966 tôi được cử làm phụ trách giáo dục xã Thạnh An thuộc Châu Thành B (bây giờ là xã Phú An, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang).

Năm 1968 một số đồng chí bị lộ và lực lượng bị mỏng vì thế Sở ủy Cần Thơ gồm đồng chí 6 Phan, đồng chí 6 Hồng mới rút tôi về công tác thành phố dưới sự chỉ đạo các đồng chí. Lúc đó tôi được cài đặt vào làm việc ở điện lực số 6 Nguyễn Trãi (lúc này gọi là nhà đèn) đến năm 1970 tôi bị tên Nam trước đây làm du kích xã Thạnh An cùng nhau đi bao đồn Xẻo Lá, tên Nam này chiêu hồi và chỉ mặt và bắt tôi giam tại trại giam Khám Lớn, tôi bị tra tấn hơn 20 ngày bằng nhiều cách thức.

tm-img-alt
Khám lớn Cần Thơ nơi ông Trương Hoài Vũ bị bắt giữ và sáng tác câu thơ

Tiếng cửa sắt nặng nghe kình kịch

Mở tung ra anh lính gọi tên tôi

Cố nắm tay nhau qua hàng rào sắt

Chân bàn hoàn lòng ý chí nâng cao

Nỗi đau này giúp ta mạnh mẽ

Chiến sỹ ta một lòng cùng ý chí.

Đến cuối năm 1971 tôi được địch thả về, thời điểm này có nhiều biến động về nhân sự, số người hy sinh, người bị thương, bị bắt, chuyển ngành số về công tác địa phương, tôi được phân công trở lại vùng giải phóng của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Cần Thơ, làm nhiệm vụ Thông tấn Xã Giải Phóng, sau khi về tiểu ban Thông tấn Báo chí dưới sự chỉ đạo của đồng chí Đặng Hồng Trưởng tiểu ban và đồng chí Huỳnh Thương phó Ban Tuyên huấn thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Văn Thường (2 Thường) mở lớp báo chí, tôi được cử đi học nghề viết tin, học nghề nhiếp ảnh của đồng chí Lý Wày và đồng chí 4 Giác, sau khi học tập chỉnh huấn xong, tôi được cấp một khẩu AK và máy ảnh tiếp tục đi lấy tin tức, hình ảnh hoạt động các trận đánh tại lộ Vòng Cung, chụp ảnh đánh chiếm yếu khu Quang Phong mình tịch thu được 2 khẩu pháo 105 li sau đó ta phá hủy, tiếp tục đi vào đánh trận tiêu diệt đồn Cảng Chủ Hàng ở Vĩnh Tường giáp với Hòa An, đồn Cầu Đình, tôi ở vùng giải phóng ở Vĩnh Tường cùng với lực lượng Tây Đô III tham gia đánh các trận đánh đồn 20 và đồn 9 Thước sau đó đánh chiếm chi khu Một Ngàn thu nhiều đạn dược và đồ dùng quân sự. Thời gian này được phân công nhiệm vụ thường xuyên đi với các lực lượng quân đội Tây Đô và đoàn bộ nhiều để lấy tư liệu, hình ảnh.

tm-img-alt

Ông Trương Hoài Vũ (dấu đỏ) và các đồng chí lãnh đạo, cán bộ và nhân viên các tiểu ban: Báo chí, giáo dục, nhiếp ảnh, minh ngữ, văn nghệ… chụp lưu niệm Tết năm 1974, tại kinh Chệt Sáu (ảnh Trần Giác- chụp tự động).

Đánh trận ở đâu tôi đều đến trước tìm nơi trú ẩn, tìm không gian để chụp những bức ảnh trận đánh, có khi tôi phải trèo lên cây dừa, cây xoài … cây nào cao nhất để tránh địch phát hiện. Tiểu đoàn Tây Đô III bao vây “bóp lòi” đồn 13 chúng phát hiện quân ta bỏ đồn chạy, chúng vứt súng chạy hoảng loạn ta diệt được 13 tên , thu 1 máy PRC.25, 1 súng cối 60 li, 7 súng AR15. Tham gia cùng với quân Tây Đô III chặn đánh bọn chi viện suốt ngày đêm, tiêu diệt thêm gần bảy chục tên, giải phóng khu vực vàm Kinh 13.

Sao khi lực lượng ta giải phóng xong thì đoàn văn công của Cần Thơ cũng bám qua để tuyên truyền cùng với đội điện ảnh, tôi chụp ảnh và lấy tin các buổi văn công, để có tư liệu cũng rất khó khăn vì nhân dân rất đông muốn chụp một bức ảnh buổi biểu diễn phải lên máy xin với đồng bào là chúng tôi chụp ảnh bà con đừng sợ vì ánh sáng của đèn máy ảnh của chúng tôi dân tưởng là pháo nên sợ vì thế chúng tôi phải thông báo trước cho dân trước khi lấy chụp được một ảnh.

Năm 1973 lực lượng giải phóng chiếm đóng các nơi cũng từ đó lính ngụy cũng siết chặt các lối đi, tôi được lệnh công tác đi với trung đoàn 1 phải đi 6 lần mà chưa qua được con lộ chỉ 4 m đi qua huyện Kế Sách lúc đó địch đã hàng trên lộ hết, lực lượng cách mạng cũng đã tiềm mọi cách để qua con lộ hết sức khó khăn.

Tình nghĩa đồng bào nuôi dưỡng cán bộ chiến sỹ

Từ lời kể của ông Trương Hoài Vũ: Báo chí và chiến sỹ cách mạng khó khăn rất nhiều, nhưng được nhân dân ủng hộ, các mẹ, các chị bà con người dân đều chăm lo giúp đỡ, hy sinh tất cả cho cán bộ chiến sỹ cách mạng. Khi tôi hoạt động thành có bác hai Đông ở chợ Cả Đài (phường An Cư, quận Ninh Kiều bây giờ) nuôi chứa và thường xuyên cung cấp thông tin, sau khi tôi bị bắt địch thả về tôi vận động bác hai Đông làm cơ sở và theo cách mạng hoạt động nội thành, tôi được phân công vào chiến khu hoạt động hành quân vào ban đêm,  khi nào gặp trục trặc liền được bà con cô bác, anh chị em đưa chúng tôi vào hầm trú, hôm nay nhà này, mai nhà khác, má 10 Lũy ở kinh Vĩnh Tường  cưu mang, che chở, nuôi quân trong hầm tối, những tháng ngày ở đây bà con góp gạo, lấy tài sản quý cho cách mạng làm công sự, bình thường anh em chúng tôi phải dò xét nghe ngóng tình hình vài ba tiếng có khi vài ngày mới đi được vì địch ở hai đầu có khi canh gác hết đoạn đường lộ.

Má Chín ở kinh 13 nơi đây đã âm thầm đưa lực lượng qua lộ bằng nhiều cách an toàn, đi tới đâu được anh em cơ sở ta giúp đỡ, đi xuống xóm, ấp nào cũng có người ra đưa đón và dẫn đường. Cô hai Gói ở Kinh Cùng cung cấp lương thực cho quân chúng tôi. Từ những tình nghĩa đồng bào nuôi dưỡng cán bộ cho quân ta góp phần  hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó khi niềm vui ngày toàn thắng tại Cần Thơ, có những tin, ảnh mang ý nghĩa lịch sử, tuyên truyền của quân, dân ta đến cộng đồng trong và ngoài nước.

Những hồi ký ức về thế trận trong lòng dân ở vùng Vòng Cung thì lòng tôi càng sáng tỏ một chân lý mà Bác Hồ nêu ra “Đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công đại thành công”. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ trong mọi thời kỳ cách mạng, không chỉ là thời kỳ trước mà cả trong thời kỳ hiện tại dù khó khăn huy hiểm đến đâu nếu chưa dựa vào lòng dân thì chưa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. còn khi đã hoàn thành dựa vào thế trận lòng dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thì nhất định sẽ tạo ra những kỳ tích cách mạng vĩ đại, lưu truyền muôn thở như thắng lợi quyết định của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968, như đại thắng 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

tm-img-alt
Đại tá Võ Tấn Dũng truyền đạt ý nghĩa,lịch sử  của người lính tham gia trận chiến Lộ Vòng Cung

Ngày nay, Đảng bộ, quân và dân Cần Thơ đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đoàn kết, ra sức xây dựng thành phố phát triển,quyết tâm xây dựng vùng đất Lộ Vòng Cung từ “Vành đai lửa” năm xưa trở thành “Vành đai xanh” và ngày nay, người dân Lộ Vòng Cung đã vượt lên khó khăn, ra sức xây dựng vùng đất bom cày đạn xới hoang tàn đổ nát, với hàng ngàn hecta vườn cây trái sai oằn, hàng ngàn hecta rau màu xanh ngát.

Lộ Vòng Cung ngày nay có Cầu Vàm Xáng nối liền các tỉnh tạo giao thương thuận lợi cho người dân, đường tỉnh 923 con đường đẹp chạy cặp theo sông Hậu, qua hàng loạt chợ nổi Cái Răng, Phong Ðiền, khu du lịch sinh thái Mỹ Khánh, qua những nhà vườn trái cây Trường Long, Nhơn Ái, Tân Thới, Giai Xuân...nâng cao đời sống của nhân dân, thúc đẩy Kinh tế - và phát triển du lịch mạnh mẽ.

Bạn đang đọc bài viết Kỷ niệm ngày chiến thắng Lộ Vòng Cung: Ký ức năm xưa - Người chiến sỹ cách mạng Tây Đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nam: Chung tay phòng, chống đuối nước ở trẻ em trong dịp hè
Hà Nam là địa bàn có hệ thống sông, hồ, ao, đầm dày đặc, đây là một trong những nguy cơ cao tiềm ẩn tai nạn về đuối nước cho trẻ em và thanh thiếu niên. Phòng, chống đuối nước sẽ là cơ sở góp phần giảm thiểu những tai nạn do đuối nước trên địa bàn
Long An: Chia sẻ khó khăn cùng người dân trong mùa hạn, mặn
Do ảnh hưởng của tình hình hạn, mặn kéo dài làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An thiếu nước sinh hoạt, thời gian qua, các cấp Hội tại Long An đã có nhiều việc làm thiết thực để hỗ trợ nước sinh hoạt.

Tin mới