Chủ nhật, 28/04/2024 03:06 (GMT+7)

Cần Thơ: 5000 phụ nữ tham gia lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài

Thanh Hạ -  Thứ tư, 04/10/2023 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 4/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ đã tổ chức họp báo thông tin về lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài với chủ đề “Duyên dáng phương Nam” năm 2023.

tm-img-alt
Phụ nữ TP Cần Thơ duyên dáng với chiếc áo dài. Ảnh minh hoạ.

Theo bà Võ Kim Thoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ, Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh nét đẹp, giá trị và lan tỏa tình yêu với chiếc áo bà ba, áo dài; đồng thời, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, sự hòa quyện giữa trang phục truyền thống và hiện đại của phụ nữ Việt Nam và Nam Bộ. Lễ hội cũng là dịp quảng bá hình ảnh, con người, quê hương Cần Thơ.

Đây là hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024) và kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023).

Tham gia Lễ hội có 5.000 phụ nữ gồm: sinh viên, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ trí thức, hội viên phụ nữ ở các lĩnh vực từ nông thôn, thành thị, doanh nhân, phụ nữ làm việc ở lĩnh vực đặc thù như lực lượng vũ trang, ngành Y, Kiểm sát...

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Cần Thơ cho biết, áo bà ba với chiếc nón lá, khăn rằn là biểu tượng chân chất và thật thà của phụ nữ Nam Bộ. Hình ảnh chiếc áo Bà ba gợi nhớ về người mẹ, người chị với vẻ giản dị, mộc mạc, đầy tình cảm quê hương. Áo dài là biểu tượng văn hóa gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ khoác lên mình chiếc áo dài tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng.

Với sự chuẩn bị công phu và tỉ mỉ, Lễ hội được tổ chức tại Công viên Sông Hậu (quận Ninh Kiều), nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan đẹp.

Lễ hội diễn ra từ ngày 13-14/10; trong đó, chương trình chính là lễ diễu hành áo dài, áo bà ba được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình thành phố Cần Thơ với hơn 4.000 phụ nữ tham gia trình diễn khoảng 1.800 chiếc áo dài và 2.500 áo bà ba. "Tuyến đường diễu hành được chia làm 2 nhánh, nhánh diễu hành áo bà ba xuất phát từ Nhà Văn hóa Lao động thành phố; nhánh diễu hành áo dài xuất phát từ đường Trần Phú. Cả 2 nhánh cùng tiến về công viên sông Hậu", bà Võ Kim Thoa thông tin. Ngoài ra, nhiều phụ nữ tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật gắn liền với hình ảnh áo dài, áo bà ba.

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: 5000 phụ nữ tham gia lễ hội trang phục áo bà ba, áo dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề