Thứ ba, 30/04/2024 07:42 (GMT+7)

Châu Á, châu Phi chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe do ô nhiễm môi trường

MTĐT -  Thứ ba, 24/10/2023 16:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm không khí trên toàn cầu vẫn tiếp tục gây ra rủi ro bên ngoài lớn nhất đối với sức khỏe con người, trong đó các nước ở châu Á và châu Phi chịu phần lớn tác động.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Viện Chính sách Năng lượng của Đại học Chicago (EPIC) cho biết trong báo cáo về Chỉ số chất lượng không khí đáng sống hàng năm (AQLI) rằng khoảng 3/4 các tác động tiêu cực từ ô nhiễm không khí lên sức khỏe tập trung ở 6 quốc gia - Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nigeria và Indonesia.

Báo cáo ước tính nếu như các hạt nguy hiểm trong không khí được gọi là PM2.5 được giảm xuống mức do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, tuổi thọ trung bình sẽ tăng thêm 2,3 năm trên toàn thế giới, giúp có thêm tổng cộng 17,8 tỷ năm tuổi thọ.

Trong khi mức độ ô nhiễm trung bình trên thế giới giảm nhẹ trong thập kỷ qua, hầu hết sự cải thiện này đều ở Trung Quốc, nơi mà “cuộc chiến chống ô nhiễm” kéo dài 10 năm đã chứng kiến ​mật độ PM2.5 giảm hơn 40% kể từ năm 2013.

Bà Christa Hasenkopf, giám đốc AQLI cho biết: “Trong khi Trung Quốc đã đạt được thành công đáng kể trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí thì xu hướng ở các nơi khác trên thế giới lại đang đi theo hướng ngược lại”.

Bà cho biết, mật độ PM2.5 ở Nam Á đã tăng gần 10% kể từ năm 2013, khiến tuổi thọ trung bình trong khu vực giảm khoảng 5 năm. Tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng ở miền trung và miền tây châu Phi cũng biến ô nhiễm ở dạng hạt bụi li ti thành mối đe dọa sức khỏe ngày càng tăng ngang bằng HIV/AIDS và sốt rét.

Hầu như toàn bộ khu vực Đông Nam Á hiện nay được coi là có “mức độ ô nhiễm không an toàn”, với tuổi thọ trung bình bị giảm 2-3 năm.

Mật độ PM2.5 trung bình của Trung Quốc đứng ở mức 29 microgam/m3 vào năm 2022, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với khuyến nghị của WHO là 5 microgam.

Vẫn theo báo cáo này, ô nhiễm không khí gia tăng có thể làm giảm tuổi thọ hơn 5 năm của mỗi người ở Nam Á, một trong những khu vực ô nhiễm nhất thế giới, đánh dấu gánh nặng ngày càng tăng của không khí độc hại đối với sức khỏe.

Công nghiệp hóa nhanh chóng và tăng trưởng dân số đã góp phần làm giảm chất lượng không khí ở Nam Á, nơi mức độ ô nhiễm dạng hạt li ti hiện cao hơn 50% so với đầu thế kỷ và hiện đang làm lu mờ những mối nguy hiểm do các mối đe dọa sức khỏe lớn hơn gây ra.

Người dân ở Bangladesh, quốc gia ô nhiễm nhất thế giới, có thể mất đi trung bình 6,8 năm tuổi thọ/ người, so với 3,6 tháng ở Hoa Kỳ, vẫn theo nghiên cứu, sử dụng dữ liệu vệ tinh để tính toán tác động của việc gia tăng hạt bụi mịn trong không khí đối với tuổi thọ.

Báo cáo cho biết Ấn Độ gây nên khoảng 59% mức độ ô nhiễm gia tăng trên thế giới kể từ năm 2013, cùng lúc, không khí độc hại có nguy cơ rút ngắn cuộc sống hơn nữa ở một số khu vực ô nhiễm hơn của đất nước này.

An Na

Bạn đang đọc bài viết Châu Á, châu Phi chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe do ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...