Thứ sáu, 26/04/2024 09:47 (GMT+7)

Đề xuất nâng lợi nhuận định mức làm nhà ở xã hội lên 15%

MTĐT -  Thứ bảy, 04/03/2023 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để các doanh nghiệp mặn mà trong việc phát triển nhà ở xã hội cần nới tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư từ 10-15%.

Trong góp ý dự thảo thông tư sửa đổi về phát triển quản lý và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đến năm 2030, ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Mã: HQC) cho biết việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang gặp nhiều khó khăn.

"Giá cổ phiếu HQC từ 37.000 đồng/cổ phiếu giảm còn 3.000 đồng/cổ phiếu đã nói lên tất cả", ông Tuấn nói về sự đảo chiều chính sách các năm trước khiến doanh nghiệp lâm vào thế khó.

Đầu tiên là khó khăn về quỹ đất khi các thành phố lớn như TP.HCM đã không còn nhiều. Đó cũng là khó khăn lớn nhất cho các đơn vị muốn tham gia vào phân khúc có nhu cầu lớn và đang được ưu tiên này.

Ông đề xuất có thể sử dụng đất của doanh nghiệp để thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhưng số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua đất cần được chuyển thành chi phí thực hiện dự án, số tiền bỏ ra phải tính theo giá thị trường mới đảm bảo quyền lợi.

tm-img-alt
Nhu cầu nhà ở giá rẻ cho nguời dân còn rất lớn. Ảnh minh họa.

Theo ông Trương Anh Tuấn, tính đến hiện tại, doanh nghiệp này đã phát triển được 25 dự án nhà ở xã hội. Trong đó, đã hoàn thành 10 dự án với khoảng 10.000 căn. Riêng tại TP.HCM, doanh nghiệp này đã hoàn thành 4.000 căn nhà ở xã hội.

Công ty Hoàng Quân cũng đang phát triển 15 dự án, trong đó đã triển khai xây dựng 12 dự án và 3 dự án còn lại cũng đang xúc tiến hoàn thành xin giấy phép xây dựng, tổng số căn dự kiến là 15.000 căn.

Hưởng ứng mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn từ nay đến năm 2030 sẽ đạt 1 triệu căn, Công ty Hoàng Quân đã đăng ký xây dựng 50.000 căn. Trong đó, 15.000 căn đã có quỹ đất và đang triển khai, số còn lại dự kiến đến năm 2030 sẽ làm được.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi làm nhà ở xã hội là quỹ đất. Tại TP.HCM, quỹ đất công không còn nhiều, nên gây ra khó khăn lớn cho các đơn vị muốn tham gia vào phân khúc này. Bên cạnh quỹ đất, quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội hiện nay cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cũng trăn trở xoay quanh dòng vốn hỗ trợ. Ông Tuấn cho biết, từ năm 2002 đến 2022, Địa ốc Hoàng Quân chuyển hướng sang mảng nhà ở xã hội và được Chính phủ, một số địa phương vinh danh là đơn vị dẫn đầu trong cả nước, khi có 10 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành, với khoảng 10.000 căn. Tuy nhiên, khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc, thị trường đi xuống, doanh nghiệp này đã gặp khá nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó phản ánh qua giá cổ phiếu, doanh thu, lợi nhuận những năm qua của công ty.

Một vấn đề khác cũng tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi phát triển nhà ở xã hội, đó là đối tượng khách hàng. Theo đại diện Địa ốc Hoàng Quân, thống kê cho thấy, cứ 80% người mua nhà ở xã hội sau 2 năm thì đi hết, chỉ còn 20% ở. Tức nhà ở xã hội đang giao cho không đúng đối tượng, điều này làm mất đi ý nghĩa của nhà ở xã hội.

Để quyết liệt giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cho rằng chính quyền phải vào cuộc mạnh mẽ hơn. Do đó, ông Tuấn kiến nghị chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cần là người điều hành quản lý chung cư đó suốt đời, chứ không thể thuộc về ban quản trị chung cư như hiện nay.

Ngoài những khó khăn trên, để các doanh nghiệp “mặn mà” hơn trong việc phát triển nhà ở xã hội, ông Tuấn cho rằng cần nới tỷ suất lợi nhuận của chủ đầu tư từ 10-15%. Nhà nước đừng quá lo việc doanh nghiệp thực hiện nhà ở xã hội sẽ lời nhiều, do quy luật cạnh tranh sẽ bù trừ lại.

“Địa ốc Hoàng Quân và các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực mong muốn cơ chế chính sách sớm được tháo gỡ, chính sách mới được ban hành và nhanh đi vào cuộc sống” - ông Tuấn khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Dương Long Thành - Chủ tịch Thắng Lợi Group đề xuất, với quỹ đất mà doanh nghiệp đã mua rồi, khi làm dự án nhà ở xã hội, Nhà nước tính toán đưa vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, chứ không thể áp dụng theo bảng giá của Nhà nước. Nếu áp dụng theo bảng giá Nhà nước thì doanh nghiệp không thể nào bù được.

Thứ hai, nếu vẫn giữ tỷ suất sinh lời 10% thì Nhà nước cần có chính sách thưởng cho doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội sau khi dự án được hoàn thành, ví dụ như thêm 5% lợi nhuận. Ông nói rằng với những doanh nghiệp chuẩn bị lên sàn như Thắng Lợi Group, việc cho cổ đông thấy được tiềm năng tăng trưởng của Công ty rất quan trọng.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, sẽ đại diện các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan nhà nước nghiên cứu vẫn giữ thuế VAT ở mức 5%; về lợi nhuận cần tăng lên từ 10 - 15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hoặc hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, phát triển phân khúc nhà ở xã hội.

Trong quá khứ, Địa ốc Hoàng hưởng lợi gần như trọn gói hỗ trợ tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng giai đoạn 2012-2016 nhờ thế "một mình một ngựa", nhưng sau đó lao dốc khi chính sách đảo chiều.

Trong 6 năm gần đây, nhiều dự án nhà ở xã hội gặp khó khăn khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, thiếu chính sách tài khóa hỗ trợ cho cả người mua lẫn chủ đầu tư. Lãnh đạo công ty chia sẻ tỷ lệ lợi nhuận bị khống chế không quá 10%, doanh nghiệp thậm chí gánh lỗ nếu muốn thúc đẩy tiến độ dự án.

Doanh thu tập đoàn này đã giảm hơn phân nửa so với giai đoạn đỉnh cao thu trên 1.000 tỷ đồng năm 2016. Lợi nhuận sau thuế 3 năm gần đây chỉ nhỏ giọt quanh 10 tỷ đồng/năm, tỷ suất thấp so với quy mô vốn điều lệ 4.766 tỷ đồng.

Tuệ An (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất nâng lợi nhuận định mức làm nhà ở xã hội lên 15%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.