Thứ bảy, 27/04/2024 11:27 (GMT+7)

Đồ án quy hoạch chung TP.Vị Thanh và vùng phụ cận, tỉnh Hậu Giang đến năm 2040

Hạ Vân -  Thứ năm, 21/07/2022 15:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đồ án quy hoạch chung thành phố Vị Thanh và vùng phụ cận, tỉnh Hậu Giang đến năm 2040 được UBND tỉnh phê duyệt ngày 12/06/2019.

tm-img-alt
Thành phố Vị Thanh: Tiềm năng, cơ hội và phát triển

Thành phố Vị Thanh là 1 trong 8 đơn vị hành chính của tỉnh Hậu Giang với diện tích tự nhiên 118,8 km2 dân số gần 85.000 người, Thành phố Vị Thanh có 9 đơn vị hành chính gồm 5 phường là Phường I, phường III, phường IV, phường V, phường VII và 4 xã là xã Vị Tân, Hỏa Lựu, Hỏa Tiến và Tân Tiến. Cơ cấu kinh tế của thành phố là công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó thế mạnh của thành phố là thương mại dịch vụ với 6012 cơ sở, 1 trung tâm mua sắm – giải trí Vincom Plaza và 5 siêu thị đạt tiêu chuẩn hạng II cùng với 8 chợ truyền thống phân bố đều ở các địa phương, trong đó có 1 chợ loại I, 1 chợ loại II, 5 chợ loại III và 1 chợ đêm, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ hàng năm trên 12.500 tỷ đồng.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch

Phạm vi nghiên cứu kết nối lập quy hoạch: bao gồm thành phố Vị Thanh (với 09 đơn vị hành chính) và vùng phụ cận thuộc huyện Vị Thủy (với 10 đơn vị hành chính), diện tích khoảng 348,24km2, trong đó Thành phố Vị Thanh có diện tích khoảng 118,86km2 ; Vùng phụ cận thuộc huyện Vị Thủy có diện tích khoảng 229,38km2.

Phạm vi lập quy hoạch: bao gồm thành phố Vị Thanh và vùng đô thị hóa tập trung thuộc huyện Vị Thủy (gồm 03 xã: Vị Đông, Vị Trung và Vị Thủy), cụ thể Thành phố Vị Thanh, có diện tích khoảng 118,86km2; Vùng đô thị hóa tập trung phụ cận thuộc huyện Vị Thủy, với tổng diện tích khoảng 70,58km2.

Tính chất vùng

Thành phố là Trung tâm công nghiệp chế biến chất lượng cao, trung tâm dịch vụ, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long; Trung tâm hành chính, tài chính, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang. Đồng thời là đô thị loại II, phát triển bền vững, gìn giữ và phát huy các giá trị về tự nhiên, văn hóa…

Các dự báo phát triển vùng

Đến năm 2030, dự báo quy mô dân số của thành phố Vị Thanh và vùng phụ cận là 210.000 người; trong đó quy mô dân số của phạm vi lập quy hoạch (thành phố Vị Thanh và vùng đô thị hóa tập trung - 03 xã của huyện Vị Thủy) là 150.000 người.

Về quy mô đất xây dựng đô thị, dự báo đến năm 2030 khu vực thành phố Vị Thanh và vùng đô thị hóa tập trung (03 xã của huyện Vị Thủy) có tổng diện tích khoảng 18.944,2 ha. Đến năm 2040 dự báo khu vực thành phố Vị Thanh và vùng đô thị hóa (03 xã của huyện Vị Thủy) có tổng diện tích khoảng 18.944,2 ha.

Quyết định và các bản đồ trong Đồ án Quy hoạch TP Vị Thanh và vùng phụ cận, tỉnh Hậu Giang đến năm 2040:

- Bản vẽ định hướng phát triển không gian:

Quy hoạch chung thành phố Vị Thanh và vùng phụ cận, tỉnh Hậu Giang đến năm 2040
Bản vẽ định hướng phát triển không gian thành phố Vị Thanh và vùng phụ cận.

Thành phố Vị Thanh: Tiềm năng, cơ hội và phát triển

Kêu gọi đầu tư phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp thân thiện với môi trường

Ngành công nghiệp - tiểu thu công nghiệp (CN-TTCN) thành phố còn non trẻ với hơn 653 cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, gia công và chế biến, tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt 852 tỷ đồng. Cụm CN-TTCN nằm trên địa bàn phường VII với diện tích 62,5 ha, đến nay thu hút được 20 doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động với diện tích 31,34 ha, tổng vốn đầu tư trên 1133 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 4400 lao động.

Thành phố đang thực hiện dự án mở rộng Cụm CN-TTCN (Giai đoạn 3) với diện tích 11,5 ha, vốn đầu tư 50 tỷ đồng, để thu hút đầu tư, đã có 4 đơn vị đăng ký tiếp cận thực hiện dự án. Thành phố tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm CN-TTCN với các ngành nghề thân thiện với môi trường.

Đầu tư phát triển nông nghiệp thế mạnh về đặc sản của địa phương

Toàn thành phố có hơn 10.400 ha đất trồng lúa cả năm, năng suất bình quân hơn 6,2 tấn/ha, xây dựng các vùng canh tác lúa chất lượng cao ở xã Vị Tân, Hỏa Lựu và phường III …áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất và chất lượng lúa.

Song song với cây lúa thành phố chú trọng phát triển cây khóm đây là loại cây trồng đặt sản của TPVT, với thương hiệu khóm Cầu Đúc nổi danh cả nước, diện tích canh tác hàng năm hơn 2280 ha, năng suất bình quân 16,7 tấn/ha. Trong đó xã Hỏa Tiến là địa phương chuyên canh khóm với diện tích cao nhất 1189 ha, xã phát triển mô hình trồng khóm kết hợp nuôi thủy sản và du lịch cộng đồng …

Bên cạnh cây lúa và cây khóm thì con cá Thát Lát là loài thủy sản tiềm năng của thành phố, được bà con thả nuôi và chế biến thành những món ăn đặc sản đạt tiêu chuẩn Ocop, tiêu biểu là cơ sở Tân Hậu Giang, nơi đây đã chế biến ra nhiều món ăn nổi tiếng từ cá thát lát như chả cá thát lát, cá thát lát thẩm gia vị

Xây dựng, phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại và thân thiện

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 -2025 xác định công tác chỉnh trang mở rộng đô thị theo hướng hiện đại, thân thiện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Do đó công tác kêu gọi đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển mới các khu dân cư, khu đô thị kết hợp thương mại dịch vụ luôn được mời chào. Hiện nay TPVT có 37 dự án khu dân cư thương mại, khu đô thị mới. Trong đó có 4 dự án hoàn thành và 6 dự án đang triển khai, các dự án còn lại đang lựa chọn nhà đầu tư và lập quy hoạch kêu gọi đầu tư với tổng diện tích thực hiện 250 ha, với vốn đầu tư tương đương 2300 tỷ đồng.

Thu hút phát triễn lĩnh vực du lịch hướng sinh thái cộng đồng kết hợp với sản xuất nông nghiệp

Thành phố xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, để thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng du lịch đặc thù của địa phương. Thế mạnh du lịch của địa phương là loại hình du lịch cộng đồng vùng khóm Cầu Đúc, xã Hỏa Tiến và du lịch tâm linh. Thành phố hiện có 4 nhà thờ thiên chúa, tin lành, 10 chùa Phật giáo, 4 chùa Khơ-me và Quan Đế miếu, trong đó nổi bật là chùa Phổ Minh ở phường IV được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh là địa chỉ đỏ, nơi đây đang được xây dựng nâng cấp bảo tồn, tạo điểm nhấn về du lịch tâm linh, chùa Bảo Tịnh phường VII được công nhận khu văn hóa nhà chùa cấp thành phố, cũng đang được đầu tư nâng cấp rất khang trang thu hút mọi người đến tham quan.

Ngoài ra thành phố còn 3 địa điểm có tiềm năng đang kêu gọi đầu tư phát triển du lịch là hồ Đại Hàn ở khu vực 7 phường IV có diện tích có diện tích gần 3 ha, hồ có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, gần trung tâm thành phố. Hướng phát triển tới nên nạo vét Hồ và xây dựng bờ kè và các dịch vụ khác như nhà hàng nổi, hoạt động thể thao và vui chơi giải trí, phát triển nơi đây thành một địa điểm du lịch sinh thái…

Địa điểm thứ 2 là khu Hồ Sen ở khu vực 1 phường VII có diện tích 15 ha, đây là khu vực còn hoang sơ với hồ nước rộng được trồng sen, Hồ có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp, giao thông thủy- bộ rất thuận tiện, nối với sông Ba Voi – một nhánh của sông Cái Lớn, bằng một con rạch nhỏ. Nếu phát triển nơi đây thành một khu du lịch sinh thái với nhà hàng nổi, hồ câu cá, cơ sở nghĩ dưỡng ven bờ và tạo thành tour kết nối với kênh xáng Xà No và sông Cái Lớn sẽ có sức thu hút rất lớn.

Địa điểm thu 3 là khu du lịch nghĩ dưỡng cộng đồng Kênh Lầu thuộc ấp Thạnh An xã Hỏa Tiến với diện tích 15,4 ha. Đây là vùng đất nông nghiệp, với diện tích chuyên canh khóm lâu đời của người dân tạo nên một địa chỉ du lịch sinh thái thơ mộng có nhiều tiềm năng phát triển và thu hút du khách.

Bạn đang đọc bài viết Đồ án quy hoạch chung TP.Vị Thanh và vùng phụ cận, tỉnh Hậu Giang đến năm 2040. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề