Thứ sáu, 26/04/2024 13:03 (GMT+7)

Điều gì giúp Singapore trở thành đô thị đáng sống hàng đầu thế giới?

MTĐT -  Thứ tư, 26/08/2020 16:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Singapore là quốc gia có tốc độ đô thị hóa “chóng mặt” nhưng lại mang tới cho người dân một cuộc sống chất lượng cao, trong khi vẫn bảo toàn việc phát triển bền vững.

Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam châu Á, diện tích cả nước khoảng hơn 700 km2 và dân số khoảng 4,8 triệu người.

Khi nhắc đến Singapore người ta thường liên tưởng đến một đất nước có môi trường xanh, sạch, đô thị được quy hoạch bài bản và khoa học.

Theo khảo sát mới đây của công ty ECA International, Singapore tiếp tục giữ vị trí thành phố đáng sống nhất đối với người nước ngoài ở châu Á trong 15 năm liên tiếp.

Theo đánh giá của ông Lee Quane, Giám đốc phụ trách châu Á của ECA International, Singapore sẽ tiếp tục duy trì được vị trí dẫn đầu này trong nhiều năm nữa.

Quản lý và phát triển đô thị bền vững

Trong các cuộc điều tra khác nhau, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị đáng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu.

Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhưng lại mang lại cho người dân một cuộc sống chất lượng, trong khi vẫn đảm bảo phát triển bền vững.

Các nhà quản lý đô thị Singapore quan niệm “đô thị hóa là quá trình tất yếu và là thách thức cho các doanh nghiệp tạo dựng nên hình ảnh đô thị thịnh vượng, chất lượng sống tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bền vững với thời gian”.

Quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh, quản lý và phát triển đô thị bền vững của Singapore là kinh nghiệm quý báu mà các nước trên thế giới có thể học hỏi.

Đưa thiên nhiên gần gũi với con người là chủ trương của quản lý đô thị. Tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô thị để giúp đô thị được “mềm hóa” các khía cạnh “thô cứng” của một khung cảnh đô thị với hàng loạt cao ốc.

Bằng cách áp dụng các chiến lược như “vườn trong phố"..., Singapore hiện đang có độ che phủ bằng cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới.

Singapore đã tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của không gian công cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân.

Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore (1960-1970), Chính phủ nước này đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn minh tại các khu công cộng, chung cư cao tầng, phân tích những mặt thuận lợi khi ở nhà cao tầng, từ đó tạo dần thói quen cho người dân sống trong chung cư cao tầng.

Tất cả nhà cửa, đường phố, cây cối, xe cộ… đều sạch sẽ, không có rác thải nhờ các quy định chặt chẽ của pháp luật và người dân nơi đây ý thức đến mức có thể gọi là văn minh tự giác trong mọi sinh hoạt đời sống.

Chính từ ý thức tự giác này mà Chính phủ Singapore tiết kiệm được rất nhiều chi phí để ngăn chặn ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải hay vi phạm.

Singapore hiện đang có độ che phủ bằng cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới

Bài học về quy hoạch đất đai

Là một quốc đảo có quỹ đất chật hẹp nhưng bất cứ ai qua đây đều công nhận rằng Singapore cực kỳ thoáng mát và đẹp đẽ.

Ở Singapore, Cục Tái phát triển đô thị thuộc Bộ Phát triển quốc gia được giao là cơ quan lập kế hoạch và kiểm soát phát triển ở Singapore - cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể để chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn và phát triển về đất đai. Đất đai sử dụng vào các mục đích khác nhau phải được bảo vệ nhằm thực hiện phát triển xã hội và kinh tế, đồng thời, duy trì một môi trường có chất lượng cao.

Từ năm 1971, quốc gia này bắt đầu tiến hành chương trình quy hoạch đầu tiên - Quy hoạch Vành đai. Dự kiến phát triển một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao xung quanh các khu vực trữ nước. Xung quanh các đô thị này là khu vực nhà ở tư nhân với mật độ dân cư thấp hơn và cho đất sử dụng cho công nghiệp. Các đô thị này được nối liền với nhau bằng hệ thống đường cao tốc trên toàn lãnh thổ.

Đất đai được phân ra 2 sở hữu (Nhà nước và tư nhân), trong đó, đất sở hữu Nhà nước chiếm 98%. Tùy theo từng dự án, từng loại đất và quy hoạch, nhà đầu tư được thuê thời hạn 20, 30, 50 và 99 năm. Hết thời hạn, người thuê đất phải tháo dỡ công trình, trả lại đất cho nhà nước vô điều kiện.

Trong trường hợp còn thời hạn thuê mà Nhà nước thu hồi, hai bên thương lượng giá bồi thường, nếu vẫn không thương lượng được thì đưa ra tòa án hoặc khiếu nại đến Chính phủ. Nếu phán quyết cuối cùng cũng không thành thì Nhà nước cưỡng chế thu hồi đất.

Singapore sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tính giá trị thặng dư của nhà đầu tư trong xác định giá đất. Trường hợp đất và tài sản thuộc sở hữu nhà nước đưa ra đấu giá thì Singapore thực hiện theo quy trình: Nhà nước định giá và người tham gia đấu giá (hoặc nhà đầu tư) cũng đưa ra giá của mình (thông tin giá được bảo mật).

Nhờ vậy, cho đến nay, từ một vùng đất của những khu nhà ổ chuột, khu vực trung tâm thành phố Singapore đã biến thành một trung tâm tài chính thương mại hiện đại. Trong các cuộc điều tra khác nhau từ nhỏ đến lớn, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị năng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Điều gì giúp Singapore trở thành đô thị đáng sống hàng đầu thế giới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.