Thứ sáu, 26/04/2024 14:39 (GMT+7)

Chi viện chiến trường miền Nam: Khăng khít tình quân dân (2)

PHAN NGÂN -  Thứ tư, 01/05/2019 10:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Quân với dân như cá với nước", bao nhiêu trang sử là bấy nhiêu trang thơ về tình nghĩa quân dân nộng nàn, thắm đượm, vẹn nguyên nghĩa tình.

Được tôi luyện trong cuộc đấu tranh đầy cam go, ác liệt, nhiều cán bộ công an chi viện đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, một số cán bộ được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (đồng chí Nguyễn Tài, đ/c Huỳnh Anh, đ/c Lê Thanh Vân, đ/c Nguyễn Đình Bẩy, đ/c Lê Tiền, đ/c Nguyễn Hòa, đ/c Phan Văn Lai, đ/c Dương Thanh Việt,...). Nhiều cán bộ công an chi viện đã nêu cao vai trò gương mẫu trong công tác, chiến đấu, được các cấp ủy Đảng tin cậy bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo an ninh các cấp, trong đó có 1 phó trưởng ban và 6 ủy viên Ban anh ninh Trung ương cục; 14 Trưởng - Phó tiểu Ban an ninh Trung ương cục; 3 trưởng ban và 6 phó trưởng Ban an ninh khu và hầu hết Ban anh ninh các tỉnh, thành, huyện, thị đều có cán bộ công an chi viện tham gia.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức, trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù vô cùng tàn bạo và xảo quyệt, 908 cán bộ công an chi viện đã anh dũng hi sinh; 46 cán bộ công an chi viện bị địch bắt tù đày trong các nhà lao địa ngục trần gian của Mỹ - Ngụy ở Côn Đảo, Phú Quốc, Chín Hầm,... bị tra tấn dã man vẫn giữ vững khí tiết người cán bộ công an cách mạng. Tiêu biểu như đồng chí Nguyễn Tài, trong suốt 4 năm 4 tháng 10 ngày đấu tranh đối mặt với nhân viên CIA vẫn không chịu khuất phục trược đòn thù dã nam và thủ đoạn nham hiểm của chúng; hay sự hi sinh anh dũng trong tù lao của đồng chí Hoàng Thanh - 1 trong 12 ngôi sao sáng ở chuồng cọp nhà tù Côn Đảo. 

Ấm tình đồng đội

Kể về những người đồng đội trong thời khói lửa ngày ấy, Thiếu tướng Phan Văn Lai xúc động, giọng ông bắt đầu hào sảng: "Chi viện vào chiến trường Huế 13 người đều là những cán bộ tham gia kháng chiến, mà kết thúc chiến tranh 7 người hi sinh, 1 người bị thương. Có người vào đến chiến trường 3 đêm sau đã hi sinh rồi! 1 người bị bắt về Phú Quốc về sau bị tiêm chất độc gì đó, sau khi bị trao trả thì da đen sì! Chiến trường ác liệt lắm, kết thúc chiến tranh, trong 13 cán bộ công an chi viện và chiến trường Thừa Thiên Huế thì chỉ còn một mình tôi sống sót trở về. Cuộc chiến là như thế".

Thiếu tướng Phan Văn Lai.

Tuy vậy, trong đạn bom khốc liệt, tình nghĩa đồng đội của những chiến sĩ công an vẫn luôn được thắp lên như những ngọn lửa sưởi ấm trái tim người lính.

Thiếu tướng Phan Văn Lai tiếp tục kể: Trên đường đi công tác, bị bọn biệt kích phục kích, nhiều anh em đã hi sinh, nhưng tuyệt đối không ai được bỏ đồng đội lại. Dù đồng đội đã hi sinh nhưng anh em vẫn phải quay lại lấy thi thể của đồng đội, nhất định không được bỏ ai lại phía sau, nhất định phải quay lại. Nhưng điều mà ai cũng biết đó là quay lại sẽ hi sinh. 

"Dù biết phải hi sinh nhưng vẫn xung phong quay lại để đưa xác đồng đội đi, đấy là nghĩa tình mà chỉ những người lính của ta có được. Đấy cũng là yếu điểm khiến thế lực thù địch lợi dụng, chúng biết ta sẽ quay lại đưa đồng đội đi nên chúng phục kích, vậy là hầu hết bị hi sinh, thương lắm! Với đồng đội, chúng tôi sẵn sàng hi sinh cả tính mạng, nếu không sẵn sàng hi sinh thì làm sao có thể trụ được trong chiến trường mười mấy năm trời".

Cho đến bây giờ, người lính trẻ Phan Văn Lai năm xưa không sao quên được đồng chí, đồng đội đã hiến dâng cả thanh xuân của mình cho Tổ quốc; những người vĩnh biệt mẹ già, con thơ ngay từ ngày đầu tiễn đưa nhau vào chiến trường phía Nam; những người dành nước mắt và máu để giành giật từng tấc đất mà nay lại không được hưởng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc trong hòa bình. 

Nặng tình quân dân

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cán bộ công an từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam đã có nhiều kỉ niệm với nhân dân địa phương nơi họ đóng quân và chiến đấu.

Gia đình cụ O Giáng đã hai lần bị bắt tù Côn Đảo, nhưng rồi mỗi lần đi tù về, cụ lại bắt đầu đào hầm nuôi cán bộ. Rồi gia đình ông Hoàng Sa (Thừa Thiên - Huế) cũng là nơi có ơn với cán bộ. "Tôi không có hầm bí mật. Tôi không nuôi Việt Cộng" - hai câu nói khẳng khái của gia đình ông Hoàng Sa, một trong những gia đình đã nuôi giấu Thiếu tướng Phan Văn Lai năm xưa khiến vị tướng già vô cùng cảm động: "Địch nó biết ông Hoàng Sa là cơ sở của mình, nó tra tấn vô cùng dã man. Ông có làm một hầm bí mật ngay cạnh nhà, 5 ngày đêm tôi nằm dưới đó, vợ ông ấy vẫn tiếp tế, đưa đồ ăn xuống hầm cho tôi. Mặc cho giặc tra tấn ông Hoàng Sa vô cùng dã man nhưng trước sau ông ấy vẫn chỉ nói đúng hai câu khảng khái khiến tôi nhớ mãi tới bây giờ".

Đoàn đại biểu Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chính tình cảm quân dân ấy khiến những người lính coi nhân dân là gia đình thứ hai, quê hương thứ hai của mình, nơi mà mỗi lần nhắc đến, họ lại rưng rưng xúc động. Ngay cả những người con của Thiếu tướng Phan Văn Lai bây giờ, khi trở lại Thừa Thiên Huế vẫn thường nói rằng "Đó là nơi sinh ra bố tôi một lần nữa, là quê hương thứ hai của chúng tôi!" Sau khi kháng chiến thành công, hơn 10 gia đình ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Thiếu tướng Phan Văn Lai gửi danh sách về huyện ủy để có chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình nuôi giấu cán bộ. 

Tạm biệt Thiếu tướng Phan Văn Lai, chúng tôi vẫn không nguôi xúc động về những câu chuyện vẹn nguyên trong ký ức vị tướng già của dân tộc. Tự bao giờ, ý chí kiên cường đánh giặc, tình yêu nước sâu nặng của quân và dân ta đã gặp nhau và bồi đắp nên một tình cảm cộng đồng đặc biệt giữa quân với dân. "Quân với dân như cá với nước", bao nhiêu trang sử là bấy nhiêu trang thơ về tình nghĩa quân dân nồng nàn, thắm đượm, vẹn nguyên nghĩa tình. 

Bạn đang đọc bài viết Chi viện chiến trường miền Nam: Khăng khít tình quân dân (2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.