Thứ sáu, 26/04/2024 09:24 (GMT+7)

Dự án đường nối Đỗ Đức Dục – Mễ Trì: Nhà thầu thi công dùng nước thải trộn vữa?

Nguyễn Hường -  Thứ bảy, 17/12/2022 17:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo hồ sơ mời thầu đã đưa ra nhiều tiêu chí cụ thể về nguồn nước để trộn vữa trong xây dựng. Nhưng thực tế nhà thầu đã dùng nước thải, nước bẩn ở vũng để trộn vữa xây dựng tại Dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Đỗ Đức Dục đến đường Mễ Trì

Dự án tiền tỉ lấy nước thải trộn vữa

Theo đó, Dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Đỗ Đức Dục đến đường Mễ Trì do UBND quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư. Đơn vị trúng thầu là liên danh nhà thầu: Công ty TNHH xây dựng và du lịch Tiền Phong; Công ty CP Vinaconex 21; Công ty cổ phần XD&TM Thiên Phong.

tm-img-alt
Hố nước thải được công nhân lấy đi trộn vữa.

Được biết, Dự án được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách của Thành phố và UBND quận Nam Từ Liêm. Đây là một trong những dự án trọng điểm của quận Nam Từ Liêm, thế nhưng trong quá trình thi công công trình lại có dấu hiệu thi công “cẩu thả", công tác quản lý bị “buông lỏng”…

Sau nhiều ngày quan sát, ghi nhận thực tế tại dự án (đoạn đường Đồng Me) Phóng viên phát hiện tình trạng công nhân dùng nước thải, nước bẩn có tạp chất, có dấu hiệu không đúng tiêu chuẩn để trộn vữa xây dựng hạng mục hào kỹ thuật và cống thoát nước.  

Ngoài ra tình trạng nhà thầu thi công không bảo đảm vệ sinh môi trường, hố ga che chắn sơ sài tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro tai nạn cho người tham gia giao thông và người dân xung quanh. Khiến người dân vô cùng bức xúc.

tm-img-alt
Công nhân múc nước thải đi trộn vữa. 

Cụ thể ngay tại công trình công nhân dùng nước bẩn, thậm chí lấy chính nước thải dưới hạng mục vừa thi công để trộn vữa, tưới bê tông. Thời điểm PV có mặt tại công trường, có 2 nhóm công nhân đang thi công hạng mục hào kỹ thuật và cống thoát nước.

Tại đây, cát, xi măng, máy móc đã sẵn sàng, chỉ thiếu nước sạch. Để có nước trộn vữa, đơn vị thi công đã trực tiếp lấy nước tại bãi nước thải cách đó không xa để trộn vữa.

Điều đáng nói, thời điểm nhóm công nhân thi công hạng mục hào kỹ thuật và cống thoát nước, vắng bóng chỉ huy công trình, đơn vị giám sát thi công cũng như cán bộ giám sát kỹ thuật.

Theo quy định trong ngành xây dựng, tiêu chuẩn của nước dùng để trộn vữa hiện nay được áp dụng theo Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam. Theo đó, nguồn nước dùng để trộn vữa phải được kiểm tra chặt chẽ về độ pH, lượng ion sunfat, ion clo, tạp chất hữu cơ…

Nhìn chung các tiêu chuẩn của nước dùng để trộn vữa thấp hơn nước sinh hoạt một chút. Nước trộn vữa phải có lượng tạp chất hữu cơ dưới 15 mg/l; độ pH lớn hơn 4 và nhỏ hơn 12,5 (trung tính, không quá kiềm cũng không quá axít).

Trong khi nước thải, nước đọng ở bãi thải chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã không đạt TCVN 4506: 2012. Tạp chất hữu cơ (chẳng hạn như nước nhiễm các chất hoá học khác) được bơm lên rất lớn, nằm xen lẫn các hạt xi măng làm ảnh hưởng đến kết cấu vữa. Độ pH trong nước nếu quá axit sẽ ăn mòn vữa, nếu quá kiềm sẽ làm vữa nhanh lão hóa và giòn.

Chính vì tiêu chuẩn nước trộn vữa chỉ thấp hơn nước sinh hoạt một chút nên thông thường nhà thầu sử dụng nước sinh hoạt. Theo tìm hiểu của PV. Đơn giá nước trộn vữa hoặc bê tông cũng được tính theo đơn giá nước sinh hoạt, tức khoảng 8.000 đồng/m3.

Bất kỳ một công trình nào khi xây dựng phương án vốn đều có kinh phí dùng để mua nước trộn vữa, vậy nguồn kinh phí này ở Dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường Đỗ Đức Dục đến đường Mễ Trì đã "đi" đâu?

tm-img-alt

Thời điểm thi công hạng mục hào kỹ thuật, cống thoát nước cũng không có “bóng dáng” của đơn vị giám sát.

Chính quyền nói… thi công chưa “chuẩn”

Để thông tin khách quan, PV đã làm việc với ông Nguyễn Duy Trinh – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm khẳng định: Việc nhà thầu dùng nước thải, nước đọng vũng như vậy để trộn vữa là không đúng theo quy định. Ông Trinh chia sẻ thêm với PV – “Hiện giờ 100 công trình thi công thì 99 công trình có đảm bảo chuẩn hết đâu em, anh sẽ cho kiểm tra và rút kinh nghiệm”…

Ngoài ra ông Trinh cũng cho biết đã cho cán bộ kiểm tra " bằng miệng" còn biên bản xử lý PV chưa được tiếp cận.

Dự án đường Đỗ Đức Dục nối đường Mễ Trì là một trong những dự án trọng điểm của quận Nam Từ Liêm, lấy nguồn ngân sách từ Nhà Nước đang có dấu hiệu thi công ẩu, cầu thả, dùng nước bẩn để trộn vữa, không đảm bảo chất lượng công trình. Nếu xảy ra sai phạm trách nhiệm lớn nhất trong việc quản lý và thực hiện dự án thuộc về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm.

Dư luận có quyền hoài nghi về năng lực quản lý, trách nhiệm của Ban quản lý và năng lực của đơn vị thi công là Công ty VINACONEX 21. Những dấu hiệu sai phạm trên có được xử lý nhanh chóng, triệu để hay không câu trả lời xin chuyển tới lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin

Công ty Cổ phần VINACONEX 21 có trụ sở tại Phố Ba La, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Mạnh Hà

Theo thông tin trên hệ thống đầu thầu Công ty Cổ phần VINACONEX 21 đã tham dự 15 gói thầu của quận Nam Từ Liêm, trượt 0 gói. Tỷ lệ trúng thầu là 100%.

Bạn đang đọc bài viết Dự án đường nối Đỗ Đức Dục – Mễ Trì: Nhà thầu thi công dùng nước thải trộn vữa?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.