Chủ nhật, 05/05/2024 03:17 (GMT+7)

Dự án: Xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn TP Bắc Giang

MTĐT -  Thứ hai, 21/06/2021 11:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ năm 1994 tới năm 2006, mạng lưới quan trắc môi trường đã được hình thành tại một số Bộ/ngành và địa phương, tuy vậy, còn phân tán, riêng rẽ và chưa thống nhất về phương pháp, quy trình, thông số, t

Trụ sở Thành uỷ - HĐND - UBND thành phố Bắc Giang

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đến năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020”, với mục tiêu xây dựng mạng lưới quan trắc TN&MT quốc gia bảo đảm thống nhất trên phạm vi cả nước, đồng bộ, tiên tiến và từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, phục vụ có hiệu quả cho công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, dự báo, cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, phát triển mạnh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.
Tiếp đó, đến ngày 12/1/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thay thế quyết định số 16/2007/QĐ-TTg với mục tiêu “Xây dựng được hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trình độ tiên tiến của khu vực châu Á; đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên đất, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường và các ngành kinh tế kỹ thuật khác; phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Vì vậy dự án “Xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn thành phố Bắc Giang” sẽ đảm bảo việc thực hiện quan trắc và kiểm soát chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Bắc Giang, nhất là một số điểm nóng và nhạy cảm về môi trường; từng bước hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025; cung cấp thông tin, số liệu về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí, kịp thời cảnh báo, dự báo chất lượng môi trường tại các vùng; phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội.
Mục tiêu đầu tư:
Tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí, nước mặt thông qua giám sát tự động liên tục chất lượng không khí xung quanh, giám sát môi trường nước mặt nhằm cập nhật kịp thời tinh hình và cải thiện chất lượng môi trường không khí, nước để đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Cung cấp chuỗi số liệu liên tục, nhanh chóng, chính xác và kịp thời truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường để tạo lập được bộ số liệu lưu trữ phục vụ công tác kiểm soát, quản lý, báo cáo, nghiên cứu …
Quy mô, nội dung đầu tư: 
Đầu tư xây dựng 03 trạm quan trắc môi trường tự động liên tục không khí xung quanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang với các thông số quan trắc và số lượng như sau: H2S, SO2, NO-NO2-NOx, CO, O3, TSP, PM10, PM2.5, Nhiệt độ, Độ ẩm khí quyển, Áp suất khí quyển, Hướng gió, Tốc độ gió, Lượng mưa, cường độ mưa, Bức xạ mặt trời.
VĂN BẢN PHÁP LÝ:
1. Tờ trình số 118/TTr-QLDA ngày 08/10/2020 của Ban QLDA ĐTXD số 01 về việc thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn thành phố Bắc Giang;
2. Quyết định số 1911/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 của UBND thành phố Bắc Giang về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn thành phố Bắc Giang;
Bạn đang đọc bài viết Dự án: Xây dựng một số trạm quan trắc trên địa bàn TP Bắc Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Ưu tiên nguồn nước sẵn có ở các sông, hồ
Hiện nay, Đồng Nai đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chương trình hành động để bảo vệ nguồn tài nguyên, mở rộng nguồn nước và phát triển mạng lưới nước mặt nhằm hạn chế tối đa khai thác nước dưới đất

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.