Thứ bảy, 18/05/2024 15:16 (GMT+7)

Bình Thuận: Khám xét dấu hiệu vi phạm của Công ty phân bón Hasa Mặt Trời

PV -  Thứ bảy, 04/05/2024 18:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Qua khám xét, lực lượng công an phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Ngày 3/5/2024, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với chính quyền địa phương và Công an huyện Hàm Tân tổ chức lực lượng thi hành lệnh khám Công ty TNHH Hasa Mặt Trời (thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân).

Qua khám xét, lực lượng chức năng đã thu giữ trên 2.000 bao phân gà hữu cơ với trọng lượng khoảng 100 tấn; hàng ngàn lít dịch cá thuỷ phân được đóng trong các thùng, chai nhựa.

Công an bất ngờ khám xét Công ty phân bón Hasa Mặt Trời
Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Bình Thuận khám xét Công ty phân bón Hasa Mặt Trời.

Theo chủ cơ sở này, số dịch cá thuỷ phân, đã mua từ một công ty khác, sau đó xé nhãn mác, thay thế bằng nhãn mác của Công ty TNHH Hasa Mặt Trời rồi đem bán ra thị trường.

Ngoài ra, trên 2.000 bao phân hữu cơ mang nhãn hiệu Hasa Mặt Trời Organic ghi đơn vị sản xuất là Công ty TNHH Hasa Mặt Trời theo giấy phép được cấp vào tháng 2/2024.

Tuy nhiên, các ngành chức năng của tỉnh cho biết hiện chưa nhận được hồ sơ nào của công ty này để được công nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm phân bón trên, đồng thời cũng xác định tất cả các loại phân bón này chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra, công ty chưa xuất trình được các loại giấy tờ có liên quan đến việc đăng ký thương hiệu, lưu hành hàng hoá cho cơ quan chức năng.

Được biết, Công ty TNHH Hasa Mặt Trời do bà Huỳnh Thu Hà làm Giám đốc. Trong khi đó, người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Nguyễn Tân Việt.

Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ./.

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận: Khám xét dấu hiệu vi phạm của Công ty phân bón Hasa Mặt Trời. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Biến đổi khí hậu: Caribe trong cơn khát
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, các đảo quốc ở vùng Caribe đang đối mặt một cuộc khủng hoảng nước do lượng mưa thay đổi, hạn hán, đô thị hóa nhanh chóng, du lịch sử dụng quá nhiều nước và quản lý cơ sở hạ tầng nước yếu kém.