Chủ nhật, 05/05/2024 09:13 (GMT+7)

Gia Lai thu hồi 14 dự án thủy điện chậm tiến độ

MTĐT -  Thứ năm, 11/04/2013 08:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 10/4, UBND tỉnh Gia Lai cho biết vừa yêu cầu Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp cùng các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh các thủ tục, đề xuất UBND tỉnh thu hồi 14 dự án thủy điện chậm tiến độ theo đúng quy định của pháp luật.

14 dự án thủy điện chậm tiến độ, gồm: Ia Tchom I, Ia Grăng I (huyện Ia Grai); Đăk Pô Kei (huyện Chư Pah); Plei Keo (huyện Chư Sê); Ea Djip (huyện Krông Pa); Ia Hiao (huyện Phú Thiện); Krông Ja Taun, Đăk Ayuonh (huyện Mang Yang); Đăk Ble, Đăk Se Pay, Sơn Lang 1, Sơn Lang 2, Krông Pa 2 (huyện Kbang) và thủy điện Ia Glae 2 (huyện Chư Prông).

Các dự án thủy điện nói trên hầu hết có công suất nhỏ, chỉ từ 10 MW trở xuống; chỉ có dự án thủy điện Sơn Lang 2, do Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức làm chủ đầu tư, có công suất thiết kế tương đối khá, với 30 MW.

Tinh thần công văn với nội dung trên do ông Phùng Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ký và ban hành, đặc biệt nêu rõ: việc kiểm tra, đề xuất thu hồi các dự án chậm tiến độ phải được thực hiện nhanh chóng trong tuần đầu tiên của tháng 4/2013.

Tỉnh Gia Lai hiện nay nổi lên là trung tâm thủy điện của cả nước. Thời gian qua, một số dự án thủy điện lớn đi vào hoạt động, ngoài việc góp thêm nguồn điện năng cho điện lưới quốc gia, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy. Đơn cử như thủy điện An Khê – Ka Nak (công suất 173 MW, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư), sau khi đi vào khai thác, đã làm cạn kiệt nước trên dòng sông Ba, khiến người dân vùng hạ lưu thuộc hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên thiếu nước sinh hoạt và nước tưới trầm trọng.

Theo Đức Trung - Ngọc Chính/Sài Gòn Giải Phóng, 10/04/2013
Bạn đang đọc bài viết Gia Lai thu hồi 14 dự án thủy điện chậm tiến độ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chiến thắng Ðiện Biên Phủ: Bài học về phát huy nội lực
Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã kết triệu người Việt Nam như một, tạo nên sức mạnh của một dân tộc hiệp lực đồng tâm, chung sức đánh đuổi thực dân Pháp.

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.