Thứ bảy, 27/04/2024 03:48 (GMT+7)

Hà Nội triển khai ứng dụng công nghệ số trong quản lý, khai thác hạ tầng giao thông

Minh Thư -  Thứ năm, 06/10/2022 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thành phố ứng dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến để đổi mới công tác xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 tất cả các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh.

Đến thời điểm trên, thành phố cũng hoàn thành 100% chuyển đổi số các nghiệp vụ trong công tác xây dựng và quản lý, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của các đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội; hình thành được cơ sở dữ liệu về quản lý giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ áp dụng thí điểm BIM (Building Information Modeling - là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình) trong công tác quản lý vận hành trong quá trình sử dụng cho khoảng từ 1-3  công trình quan trọng, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp được đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước.

tm-img-alt

Hà Nội triển khai ứng dụng công nghệ số trong quản lý, khai thác hạ tầng giao thông (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, thành phố ứng dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến để đổi mới công tác xây dựng và quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Hình thành nguồn nhân lực dần đáp ứng làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những ứng dụng công nghệ mới. Đến năm 2030, thành phố cơ bản hoàn thành các kế hoạch nêu trên.

UBND thành phố Hà Nội đã giao các sở, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chia sẻ dữ liệu liên quan giữa các bộ, ngành và địa phương; tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng giao thông của các lĩnh vực đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa được tích hợp trong cơ sở dữ liệu chung của ngành giao thông vận tải, từng bước hình thành cơ sở dữ liệu lớn của ngành giao thông vận tải từ Trung ương đến địa phương. Kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa các lĩnh vực giao thông vận tải và giữa Trung ương và địa phương.

Thành phố cũng yêu cầu đẩy nhanh đầu tư xây dựng các phần mềm ứng dụng các chuyên ngành giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại; ưu tiên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ trong nước. Đẩy mạnh ứng dụng thiết bị, máy móc tự động hóa, robot hóa trong các dây chuyền thi công khép kín (robot đào hầm, in 3D cấu kiện công trình, máy rải thảm mặt đường tự động, lu tự động...).

Thành phố sẽ ưu tiên sử dụng các công nghệ mới, công nghệ nano, kết cấu và vật liệu tiên tiến có chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tốt, nhẹ, cường độ cao, bền vững và thân thiện môi trường. Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức tư vấn thiết kế, đầu tư và các nhà thầu xây dựng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng BIM và các ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa trong quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị; các ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong công tác khảo sát, thiết kế và thi công công trình.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông với các đơn vị liên quan cập nhật chuyển đổi số công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đô thị, đường thủy nội địa theo lộ trình kế hoạch và quy định về phân cấp của thành phố.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội triển khai ứng dụng công nghệ số trong quản lý, khai thác hạ tầng giao thông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới