Thứ sáu, 26/04/2024 13:03 (GMT+7)

Hải Phòng đang gặp khó khi chưa giải ngân hết vốn đầu tư công theo kế hoạch

Khánh Dung -  Thứ ba, 27/09/2022 14:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm nay, TP Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn là 12.721 tỷ đồng. Sau 9 tháng, ước tính giải ngân của TP Hải Phòng đạt trên 70% kế hoạch.

Hải Phòng giải ngân vốn đầu tư công đạt 70% kế hoạch năm
TP Hải Phòng hiện nay. (Ảnh: Báo Đầu Tư)

Ngày 26/9 vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, bên cạnh các địa phương có mức giải ngân vốn đầu tư công chậm và gặp nhiều vướng mắc, một số địa phương có mức giải ngân cao như Thanh Hóa, Hải Phòng và Quảng Ngãi.

Đến ngày 23/9, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đạt 55% kế hoạch, đạt mức trung bình khá của cả nước. Tỉnh tập trung xác định mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm nay đối với từng loại dự án. Thường xuyên rà soát, điều chuyển vốn từ các dự án có tiến độ giải ngân chậm sang dự án có tiến độ giải ngân tốt.

Theo báo cáo của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, hằng năm, thành phố chỉ tập trung vốn cho từ 7 đến 10 dự án trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn thực hiện dự án theo nguyên tắc: Bố trí 100% chi phí giải phóng mặt bằng và 80% chi phí xây lắp.

Năm nay, TP Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn là 12.721 tỷ đồng. Ước giải ngân của TP Hải Phòng đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Dự kiến trong năm nay, Thành phố sẽ giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao.

So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Hải Phòng có tỷ lệ giải ngân xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố và 13/114 địa phương, cơ quan được giao kế hoạch vốn năm 2022. Dự kiến đến ngày 31/01/2023, thành phố Hải Phòng sẽ giải ngân hết 100% kế hoạch vốn được giao.

tm-img-alt
Hải Phòng cũng như nhiều địa phương đang gặp khó khi chưa giải ngân hết vốn đầu tư công theo kế hoạch

Kết quả này là một trong những tín hiệu tốt thể hiện nỗ lực bứt phá của Hải Phòng trong nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Bởi trước đó, trong khoảng giữa tháng 5/2022 số vốn đầu tư công đã giải ngân của Hải Phòng chỉ đạt hơn 2.316 tỷ đồng, bằng 12,8% kế hoạch thành phố giao và bằng 18,2% kế hoạch Chính phủ giao, “tụt hạng chóng mặt” xuống vị trí thứ 47/63 địa phương trong việc giải ngân vốn đầu tư công - thứ hạng thấp nhất của Hải Phòng so với những năm gần đây.

Lý giải về kết quả tích cực này, theo báo cáo của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, ngoài việc phát huy kinh nghiệm trong công tác giải ngân vốn đầu tư công những năm qua, năm 2022, thành phố Hải Phòng chỉ tập trung triển khai thực hiện từ 7 đến 10 dự án trọng tâm, trọng điểm; một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện việc giải ngân vốn đầu tư công của Hải Phòng đó là ngay từ đầu năm, lãnh đạo UBND thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công và đặc biệt chú trọng đến công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể là ưu tiên bố trí vốn thực hiện Dự án theo nguyên tắc: bố trí 100% chi phí giải phóng mặt bằng và 80% chi phí xây lắp.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng đang gặp khó khi chưa giải ngân hết vốn đầu tư công theo kế hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.