Thứ sáu, 26/04/2024 14:01 (GMT+7)

Hàng nghìn tia sét mỗi đêm giúp tái tạo tầng ozon ở Venezuela

MTĐT -  Thứ tư, 29/09/2021 16:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vùng cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo - bang Zulia, Tây Bắc Venezuela nhận được trung bình 233 tia sét trên mỗi km2 hàng năm, tương đương hàng nghìn tia sét mỗi đêm. Mật độ sét dày đặc lại góp phần tái tạo tầng ozon, bảo vệ môi trường tại đây.

Sét Catatumbo
Vùng cửa sông Catatumbo đổ vào hồ Maracaibo mỗi ngày có khoảng 10 giờ bị sét đánh. Ảnh: ITN

Hiện tượng sét dày đặc được gọi là sét Catatumbo. Theo nhà nghiên cứu Ángel G. Muñoz tại Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) hiện tượng sét Catatumbo xảy ra khoảng 300 đêm mỗi năm, tập trung chủ yếu tại một khu vực và đạt đỉnh điểm vào tháng 9. Chính vì sét tập trung ở một khu vực duy nhất nên những tia sét ở hồ Maracaibo còn được xem là ngọn hải đăng tự nhiên suốt nhiều thế kỷ.

Có thể giải thích nguồn gốc sét với mật độ dày đặc khác thường ở đây do hồ Maracaibo có diện tích lớn (13.210 km2, là hồ lớn nhất Nam Mỹ), nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm và có địa hình đặc biệt. Sét Catatumbo bắt nguồn từ các đám mây giông lớn. Cơn giông hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động. Sự thiếu ổn định của không khí và độ ẩm là yếu tố chính cộng với địa hình độc đáo tại bang Zulia đã làm xuất hiên sét Catatumbo.

Các nhà khoa học lý giải, hồ Maracaibo và vùng đồng bằng xung quanh bị chắn ba phía bởi các rặng núi lớn, bao gồm Andes, Perijá và Cordillera de Mérida, để lại một hành lang hẹp hướng về phía bắc vịnh Venezuela, tạo nên các luồng gió lạnh mạnh thường xuyên thổi xuống hồ. Biển Caribe chảy vào cung cấp nguồn nước ấm trong khi khí hậu nhiệt đới nóng bức khiến nước bốc hơi mạnh, tạo ra không khí nóng ẩm. Những cơn gió mạnh bốc không khí nóng ẩm lên cao, tạo thành mây vũ tích. Khi các giọt nước trong không khí nóng ẩm va chạm với các tinh thể băng từ không khí lạnh, nó tạo ra điện tích, sinh ra sét quanh năm.

Người dân bản địa xem những tia sét này là niềm tự hào, là lá bùa hộ mệnh thiêng liêng. Lý do là vì năm 1595, sét đánh liên tục đã ngăn cản chiến thuyền Anh do Francis Drako định tấn công vào vùng hồ. Ngày 24/7/1823 ánh sáng của các tia chớp đã giúp đô đốc José Prudencio Padilla dẫn đường cho chiến thuyền của mình đánh tan hạm đội Tây Ban Nha, buộc vua Tây Ban Nha phải công nhận nền độc lập của Venezuela. Mật độ sét dày đặc còn góp phần tái tạo tầng ozon, góp phần bảo vệ môi trường. Nguồn phóng điện do sét cũng là nguồn phân đạm trời cho làm mùa màng tươi tốt.

Cửa sông Catatumbo thuộc bang Zulia, Tây Bắc Venezuela đang giữ kỷ lục Guinness là nơi có nhiều sét nhất hành tinh.

Bạn đang đọc bài viết Hàng nghìn tia sét mỗi đêm giúp tái tạo tầng ozon ở Venezuela. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.