Thứ bảy, 27/04/2024 12:35 (GMT+7)

Hồ Gươm mang diện mạo nào sau khi 'thay áo'?

MTĐT -  Thứ hai, 24/08/2020 14:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ai cũng mong Hồ Gươm sau khi được tôn tạo sẽ xứng tầm công trình chào mừng 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, để nơi đây mãi là lẵng hoa giữa lòng TP!

 Làm mới nhưng cần bảo tồn cảnh quan

Theo kế hoạch, việc chỉnh trang khu vực quanh Hồ Gươm sẽ hoàn thành vào 31/8 để chào mừng dịp Quốc khánh, Đại hội Đảng bộ thành phố, chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 10/2020). Ban quản lý dự án quận Hoàn Kiếm, để dự án đáp ứng tiến độ, hiện đơn vị đang huy động khoảng hơn 150 công nhân làm việc cả ngày và đêm để hoàn thành lát đá vỉa hè.

Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm là di tích quốc gia đặc biệt, mọi chi tiết, cảnh quan nơi đây rất cần được tôn trọng, gìn giữ, mỗi thay đổi đều phải tính toán rất kỹ lưỡng. Chính vì nhận thức rõ điều này, Ban Quản ký Dự án đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, người yêu Hồ Gươm và công chúng qua 3 lần xin ý kiến và có những điều chỉnh phù hợp.

Ngay khi công trình sắp hoàn thiện, Ban quản lý đã điều chỉnh vị trí những tủ điện ảnh hưởng đến vẻ đẹp cây lộc vừng, cây gạo, Tháp Hòa Phong trên bờ hồ phía đường Đinh Tiên Hoàng. Người dân Hà Nội bày tỏ mong muốn sự cầu thị này tiếp tục được phát huy để dự án được thực hiện thật tốt đẹp, và để những người yêu Hồ Gươm thật sự có một niềm vui trọn vẹn.

Nói riêng về chất lượng đá dùng để lát vỉa hè, là loại đá granite hay còn có tên gọi khác là đá hoa cương, được khai thác từ tỉnh Bình Định, loại đá này có chất lượng rất tốt, bề mặt sần không gây trơn trượt, mỗi viên đá dày 10cm và có trọng lượng gần 3kg, khối đá to dùng để ốp viền có trọng lượng lên đến 100kg.

Để chọn loại vật liệu này, trước đó, các cơ quan chức năng đã khảo sát thực tế cho thấy hơn 20 loại vật liệu gạch, đá dùng để ốp, lát, kè. Trước khi được thi công, nhiều khu vực bị bong tróc xuống cấp và được lát bằng nhiều loại gạch khác nhau gây mất mĩ quan của hồ Hoàn Kiếm.

Việc thi công loại đá này khá vất vả với khối lượng 120 -150kg/viên; đá Cobic kích cỡ nhỏ (10×10cm), đá chèn kích cỡ 20×10cm, đá lát kích thước lớn 20×50 và đá lát đỉnh bờ kè.

Vỉa hè Hồ Gươm mang diện mạo mới. Ảnh: báo Giao thông.

Niềm vui và nỗi lo

Liên quan đến công trình đổi mới vỉa hè Hồ Gươm, báo Kinh tế và Đô thị đăng tải bài viết bày tỏ nhiều tâm tư.

Niềm vui cũng xen lẫn những âu lo. Cái lo trước hết xuất phát từ một hiện tượng đáng buồn đã từng tồn tại. Đó là không chỉ vỉa hè, đường dạo tại khu vực Hồ Gươm bị xuống cấp, cần chỉnh trang. Hiện tượng này thấy được ở nhiều nơi trong TP, và bởi vậy, nó kéo theo hệ lụy đáng buồn là Hà Nội thường xuyên có cảnh vỉa hè được đào lên, lấp xuống. Thậm chí có nơi vỉa hè vừa lát xong đã bị đào lên để sửa đường nước, đường điện…

Người dân lo và mong rằng với sự chuẩn bị kỹ càng cùng tinh thần trách nhiệm, câu chuyện đáng buồn nói trên không tái diễn và công trình tu tạo vỉa hè và đường dạo khu vực Hồ Gươm sẽ đạt độ bền vĩnh cửu như mong ước của người dân và nhận định của các chuyên gia, cũng là quyết tâm của Ban quản lý Dự án.

Được biết, đá dùng cho công trình đáp ứng quy định, tiêu chuẩn của TP, được Bộ Xây dựng phê duyệt, được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng và đã được thử thách qua thực tế sử dụng tại nhiều công trình trong phố cổ hàng chục năm trước. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào công tác thi công. Rất cần làm sao để việc thi công bảo đảm quy trình kĩ thuật, không bị bớt xén vì sức ép thời gian.

Một cái lo nữa, cũng cần nhắc tới, dù không hề muốn. Đó là, dù được thi công đúng quy trình kĩ thuật, một khi đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tuổi thọ, độ bền và cả vẻ đẹp của công trình còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức bảo vệ, cung cách sử dụng công trình của cộng đồng. Ông cha ta đã có câu: Của bền tại người. Đây cũng là bài học đã có với nhiều công trình công cộng khác, làm sao để mỗi người Hà Nội nhớ nằm lòng.

Tin rằng với tinh thần trách nhiệm, với tình yêu Hà Nội, Ban quản lý Dự án, các đơn vị thi công và mỗi người dân Hà Nội bằng hành động của mình tiếp tục bồi đắp niềm vui, giải tỏa những âu lo, để Khu di tích quốc gia đặc biệt Hồ Gươm sau khi được tôn tạo sẽ xứng tầm công trình chào mừng 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, để nơi đây mãi là lẵng hoa giữa lòng TP!

Na Vũ (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Hồ Gươm mang diện mạo nào sau khi 'thay áo'?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề