Thứ sáu, 03/05/2024 18:01 (GMT+7)

Hội nghị "Truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải nhựa"

Minh Anh -  Thứ sáu, 08/09/2023 15:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mục đích của Hội nghị nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông về trách nhiệm mở rộng sản xuất (EPR) của các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong việc sử dụng nguyên liệu nhựa, tái chế, thu hồi, xử lý chất thải

Sáng ngày 8/9, tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) tổ chức Hội nghị “Truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải nhựa".

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị, có hơn 100 đại biểu là các chuyên gia về môi trường, đại diện doanh nghiệp, nhà sản xuất, xuất nhập khẩu các sản phẩm nhựa.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là việc các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải ra môi trường.

EPR là một công cụ kinh tế tuân theo nguyên tắc thị trường và là một cách tiếp cận chính sách mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp Chính phủ các nước đạt được các mục tiêu về môi trường.

Hiện nay có khoảng hơn 400 hệ thống EPR khác nhau trên toàn cầu mà các quốc gia đang áp dụng. EPR và kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể có kinh tế tuần hoàn nếu không có EPR, và EPR là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Việt Nam, mặc dù ý tưởng về EPR đã được thể chế hóa tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy nhiên, trong 18 năm qua, quy định EPR chưa được thực hiện có hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do trước đây mô hình này là hoàn toàn tự nguyện.

Việc áp dụng tự nguyện mà không bắt buộc làm cho mô hình EPR trước đây không phát huy được tác dụng mong muốn, không tạo ra cơ chế tài chính bền vững cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm, bao bì sau sử dụng; không có tác động đến quá trình sử dụng nguyên liệu, thiết kế sản phẩm dễ thu gom, tái chế, kéo dài vòng đời sản phẩm...

Việc bắt buộc áp dụng EPR là cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa phải có trách nhiệm tái chế đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì; thu gom, xử lý chất thải đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải.

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị "Truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải nhựa". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến phế phẩm gỗ và rác thải nhựa thành ván sàn Composite
Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tin mới

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang: Nơi lưu giữ kỷ vật thời chiến
Hệ thống các hình ảnh, tư liệu, hiện vật thời chiến được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang giúp người dân, nhất là thế hệ trẻ ghi nhớ những mốc son trong lịch sử dân tộc, thêm tự hào về truyền thống anh hùng của đất nước, quê hương.