Thứ năm, 02/05/2024 17:35 (GMT+7)

Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì

Tú Anh -  Thứ sáu, 16/12/2022 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 15-12, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).

Tham dự Hội thảo có TS. Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc; ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Lý Thị Hồng Điệp, Phó Tổng Biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải và một số các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu.

tm-img-alt
Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ soạn thảo, tiến hành khảo sát và xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế đối với các loại sản phẩm, bao bì (Fs); theo kế hoạch bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023 để kịp thời có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2024.

Ông Phan Tuấn Hùng nhấn mạnh, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia sẽ có Fs khác nhau do chi phí lao động, công nghệ, thu gom… khác nhau. Fs cần phải được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải. Tuy nhiên, việc đề xuất Fs cho các loại sản phẩm, bao bì phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam và cần có sự đồng thuận bởi các bên có liên quan.

Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, PGS, TS Nguyễn Đức Quảng, Đại học Bách khoa Hà Nội đề xuất, Fs gồm 2 loại định mức là định mức chi phí tái chế cơ bản và định mức chi phí tái chế nâng cao. Định mức chi phí tái chế cơ bản là chi phí áp dụng chung cho tất cả sản phẩm, bao bì. Định mức tái chế nâng cao là chi phí áp dụng riêng cho các sản phẩm, bao bì khó tái chế hơn (xác định theo hệ số). Fs thấp thì sẽ không tạo động lực để nhà sản xuất thay đổi thiết kế sản phẩm, bao bì theo hướng thân thiện môi trường, thiết kế vì tái chế.

TS Ko Jae Young, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho rằng, việc đề xuất Fs nên được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn độc lập trên cơ sở khảo sát chi phí tái chế thực tế tại Việt Nam. Khi xác định Fs cần có sự phân biệt giữa sản phẩm, bao bì dễ tái chế với sản phẩm, bao bì khó tái chế.

Tại hội thảo, đại diện một số tổ chức tái chế đề xuất phương pháp xác định Fs cho các loại sản phẩm, bao bì cụ thể.

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo tham vấn đề xuất định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.