Thứ ba, 14/05/2024 15:24 (GMT+7)

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc.

Diệp Anh -  Thứ sáu, 22/09/2023 07:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hà Nội cho biết, sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc 2023 có quy mô hơn 100 gian hàng với khoảng 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của thành phố Hà Nội, 15 tỉnh miền núi phía bắc. Đó là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ và Quảng Ninh và 20 tỉnh, thành phố khác trong cả nước, bao gồm các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Hải Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Đắk Lắk, Nghệ An, Ninh Bình.

tm-img-alt
Sự kiện quan trọng này còn là hoạt động thiết thực, cụ thể của ngành nông nghiệp Hà Nội nhằm triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ

Sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP và đặc biệt tạo điều kiện cho nhân dân, khách tham quan nhận diện và tiêu thụ sản phẩm.

tm-img-alt
Điểm du lịch cộng đồng bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) thu hút lượng du khách lớn đến tham quan, trải nghiệm, vui chơi, trong đó có nhiều đoàn khách ngoài tỉnh.

Theo ông Nguỵ Đình Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và XTTM tỉnh Bắc Giang, hiện tỉnh Bắc Giang có 253 sản phẩm OCOP, trong đó có 33 sản phẩm 4 sao, 220 sản phẩm 3 sao, thuộc tốp đầu các tỉnh có số sản phẩm OCOP trên cả nước. Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang có 1 sản phẩm thuộc nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch (điểm du lịch sinh thái - văn hóa Bản Ven của Hợp tác xã (HTX) Thân Trường, huyện Yên Thế); 1 sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân tiềm năng 5 sao và đang được Hội đồng cấp Trung ương tiến hành đánh giá, phân hạng. Về số lượng sản phẩm từng địa phương, tính đến tháng 9/2023, đã có 10/10 huyện, thành phố có sản phẩm OCOP được công nhận.

tm-img-alt
Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân tiềm năng 5 sao. (Ảnh: V.H) 

Các sản phẩm OCOP được công nhận của tỉnh Bắc Giang phần lớn là các sản phẩm mang đặc trưng sản xuất của các làng nghề truyền thống, làng nghề như: mỳ Chũ; mỳ Châu Sơn; rượu Vân; bún Đa Mai… Bên cạnh các sản phẩm nổi tiếng khác đã phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương như: gà đồi Yên Thế; vải thiều Lục Ngạn; vải sớm Phúc Hòa; vú sữa Hợp Đức, mật ong Tây Yên Tử, trà hoa vàng, đông trùng hạ thảo… Các sản phẩm sau khi được xếp hạng đạt chuẩn OCOP phát triển tốt, có chuyển biến rõ rệt về chất lượng, mẫu mã sản phẩm; có trên 60% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân trên 15%/năm. Một số sản phẩm OCOP thế mạnh của tỉnh có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp.

tm-img-alt
Chị Nguyễn Thị Châm, cán bộ Trung tâm Khuyến công và XTTM tỉnh Bắc Giang, hiện tỉnh Bắc Giang giới thiệu sản phẩm tại sự kiện ocop 2023.

Đáng chú ý, Bắc Giang là một trong 5 tỉnh đi đầu cả nước về phê duyệt đề án và triển khai thực hiện Chương trình OCOP một cách bài bản, có hệ thống, từ việc bố trí bộ máy quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ban hành và vận dụng các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, đến hướng dẫn quy trình triển khai, tư vấn sản phẩm, xúc tiến thương mại… Từ khi đi vào hoạt động, Chương trình OCOP tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ cho trên 150 lượt HTX, doanh nghiệp với khoảng 450 lượt sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu đặc trưng tham gia 10 hội chợ, triển lãm, diễn đàn, sự kiện kết nối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp, HTX có sản phẩm OCOP đã chủ động đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Đến nay, đã có trên 80% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, các kênh phân phối khác.

tm-img-alt
Quả ổi lê đang từng ngày làm giàu cho mảnh đất và con người Tân Yên (Bắc Giang). Hơn 10 năm bén rễ với miền quê cát sỏi, cây ổi lê đã và đang khẳng định được vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.

Tỉnh Bắc Giang cũng hỗ trợ xây dựng 5 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện Yên Thế, Lục Nam, Việt Yên và TP Bắc Giang. Qua đó, tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

tm-img-alt
Kênh Tik Tok "Hồi ức 1997" của đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Công Thành, ở Cao Xá, Tân Yên, Bắc Giang thu hút hàng triệu người xem. Mỗi ngày bán được hàng trăm sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang với doanh số khoảng 300 triệu/ ngày.

"Tỉnh Bắc Giang phấn đấu, hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm), trong đó có khoảng 1-2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, xây dựng phát triển thêm từ 1-2 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị, OCOP gắn với vùng nguyên liệu; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống…". ông Nguỵ Đình Nghĩa chia sẻ thêm.

tm-img-alt
Đông đảo người dân Thủ đô thăm quan, mua sắm sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tại sự kiện trên phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ) vào tối 21/9.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, hiện thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.167 trong tổng số 9.852 sản phẩm OCOP cả nước (chiếm 22%). Trong đó, có sáu sản phẩm được công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội có tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, với 1.350 làng nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Bên cạnh các làng nghề, Hà Nội còn có 1.136 HTX nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay, đây là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững. Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

tm-img-alt
Hà Nội dẫn đầu cả nước sản phẩm OCOP. Ảnh: TL

Theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hà Nội, để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, thời gian tới ngành chức năng cần tập trung đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu. Quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bền vững. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa. Phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế...

Sự kiện diễn ra từ ngày 21 đến 25/9 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Thành phố đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm, chiếm 22% của cả nước. Trong đó có 06 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Riêng năm 2022, Thành phố công nhận 518 sản phẩm (01 sản phầm tiềm năng 5 sao, 271 sản phẩm 4 sao, 246 sản phẩm 3 sao), vượt chỉ tiêu Kế hoạch 118 sản phẩm (mỗi năm có 400 sản phẩm).

Bạn đang đọc bài viết Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc.. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Đón đầu mùa cao điểm du lịch
Cùng với việc quảng bá của ngành du lịch, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân lực, đầu tư thêm nhiều sản phẩm mới để phục vụ du khách trong mùa du lịch hè năm 2024.

Tin mới

Tây Ninh: Xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh
Việc đầu tư sản xuất hình thành vùng an toàn dịch bệnh nhằm cung cấp nguồn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh, từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Quảng Bình: Điều chỉnh tính chất Khu kinh tế Hòn La
Tỉnh Quảng Bình xác định Khu kinh tế Hòn La sẽ là trung tâm kinh tế biển năng động, đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung; đồng thời, là khu vực bảo tồn và phát huy giá trị sinh thái, văn hóa lịch sử, thích ứng với thiên tai; có vị trí quan trọng về an nin
Chung kết Hội thi "Hành trình xanh"
Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).