Thứ bảy, 27/04/2024 14:41 (GMT+7)

Lão nông biến rác thải hữu cơ thành “vàng”

MTĐT -  Thứ hai, 08/04/2019 15:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với mong muốn xử lý rác thải hữu cơ, bảo vệ môi trường, hai vợ chồng ông Đàm Vượng và bà Hoàng Thị Nhàn đã lai tạo thành công dòng giun 3 máu biến rác thải thành “vàng”.

Với kiến thức nền tảng cộng thêm sự say mê học hỏi tìm tòi, sau thành công với giun quế, ông Đàm Vượng đã lai tạo thành công dòng giun 3 máu với trọng lượng gấp 20 so với giun quế, tăng tốc độ phân hủy rác hữu cơ, mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Giống như cá rô phi, khi sinh sản sẽ khoét 1 hố để đẻ trứng sau đó cá rô phi đực trực tiếp phóng tinh vào trứng để trứng nở thành cá thì loài giun cũng tương tự. “Nếu đã là thụ tinh ngoài thì 2 con giun không cần thiết phải quấn nhau mà 1 con giun phóng tinh thì có 2 con giun bên cạnh cùng được thụ tinh.

Vậy thì khi con giun quế phóng tinh thì cũng sẽ tạo sự kích thích cho giun đất đẻ trứng ra tạo thành dòng lai. Đến nay, toàn bộ số giun tại đây được thay thế hoàn toàn bằng giun lai, không còn bất cứ một con giun quế hay giun Ấn nào” – ông Vượng chia sẻ.

Ông Đàm Vượng và bà Hoàng Thị Nhàn bên trang trại giun.

Cũng giống như các loại giun khác, thức ăn chủ yếu của loài giun lai 3 máu này chính là rác thải hữu cơ. Thời điểm 3 tháng trước Tết khi làng miến dong đi vào hoạt động cũng là lúc một khối lượng rác thải hữu cơ được sản sinh mà chưa tìm được nơi xử lý khiến những người trong làng thêm lo lắng.

Nghe nói bã củ dong có thể là thức ăn của giun, người dân tại làng nghề miến dong đã đến tận nhà nhờ vợ chồng ông bà đến thu gom và xử lý. Chỉ trong vài ngày, toàn bộ số rác thải hữu cơ từ hoạt động sản xuất miến dong của làng nghề được vợ chồng ông đưa về các trang trại tiến hành xử lý vi sinh trước khi trở thành thức ăn cho giun.

Hay đơn cử như các đơn vị xử lý rác tại Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La khi biết tới công nghệ nuôi giun tái tạo rác thành phân bón đã đề nghị ông giúp thử nghiệm xử lý rác thải hữu cơ. Kết quả, chỉ trong vòng gần 2 tháng nuôi giun và lấy rác thải hữu cơ làm thức ăn cho giun, số rác thải đã được tiêu hủy hoàn toàn mà không làm gây hại đến môi trường.

Loài giun 3 máu được lai từ giun đất, giun quế và giun Ấn của ông Đàm Vượng.

Theo ông Vượng: “Giun sinh ra để xử lý phế liệu, phế thải, rác hữu cơ. Nếu thiếu giun thì lượng rác thải hữu cơ này rất khó có thể phân hủy và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Phải nói rằng loài giun rất kỳ diệu, nói theo ngôn ngữ y học, giun không có lục phủ ngũ tạng, không có dạ dày, không có tim, không có gan, mật. Giun sống nhờ sự tiêu hóa của hệ vi sinh vật cộng sinh trong khoang ruột, một khi đã trải qua quá trình vi sinh hóa thì cho ra loại phân rất tốt, bởi loại phân này rất giàu enzim, vitamin, giàu dinh dưỡng do vi sinh tạo nên.

Đặc biệt, loài giun lai này rất giàu kháng sinh thiên nhiên nên khi các con vật ăn bổ sung giun thì không chỉ được cung cấp thêm dinh dưỡng mà còn có thêm loại kháng sinh đặc biệt, giúp con vật chống bệnh tật tốt hơn."

Từng lăn lội trong ngành nông nghiệp, ông đã nuôi nhiều con vật như tôm nước lợ, nhưng tất cả mọi hình thức chăn nuôi đều rủi do vì dịch bệnh, và ông nhận ra rằng chỉ nuôi giun mới là hình thức chăn nuôi an toàn nhất.

Với mong ước nhân rộng mô hình nuôi giun xử lý rác thải bảo vệ môi trường, sau 6 năm phát triển mô hình, vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay vợ chồng ông Vượng đã làm chủ 4 trang trại giun quy mô lớn và vẫn tiếp tục mở rộng mô hình trong những năm tới.

Ông Vượng cũng tự nhận mình là người may mắn bởi đồng hành với ông trong chặng đường sau này không chỉ có người bạn đời mà ông còn có một cộng đồng anh em, bạn bè đông đảo trong câu lạc bộ khởi nghiệp nông luôn sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ ông trong việc phát triển nông nghiệp sạch.

Theo Lao động thủ đô

Bạn đang đọc bài viết Lão nông biến rác thải hữu cơ thành “vàng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề