Thứ năm, 02/05/2024 07:34 (GMT+7)

Lễ hội đặc sắc của các địa phương ven biển Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Chủ nhật, 05/02/2023 06:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội xuất hiện khắp mọi nơi trên cả nước nhưng lễ hội ở các địa phương vùng biển Việt Nam vừa độc đáo, đặc sắc vừa mang đậm hơi thở cuộc sống của người dân vùng biển.

Việt Nam là quốc gia gắn liền với biển, đảo. Cư dân ven biển Việt Nam đã tạo dựng một những nét độc đáo trong tín ngưỡng, lễ hội…góp phần làm phong phú văn hóa cộng động các dân tộc Việt Nam. Lễ hội của các cư dân ven biển Việt Nam vừa là di sản quý giá, được lưu truyền, duy trì qua nhiều thế hệ, đáp ứng nhu cầu tâm linh trong đời sống của người dân, đồng thời là nét đẹp, thu hút khách tham quan. Loại hình lễ hội của cư dân ven biển cần được bảo tồn và phát huy, khai thác hợp lý trong phát triển du lịch để góp phần đưa đất nước trở thành quốc gia mạnh vì biển trong xu thế phát triển bền vững.

Với vị trí địa lý và pháp lý từ cơ sở chủ quyền được xác định trải qua nhiều thời kỳ, Việt Nam là quốc gia gắn liền với biển đảo. Việt Nam có có 28/63 tỉnh, thành phố có biển, với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo. Các địa phương có biển gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và  Kiên Giang. Đường bờ biển Việt Nam kéo dài 3.260 km và khoảng 4.000 đảo lớn, nhỏ.

Những tỉnh thành của Việt Nam giáp biển Đông đều có cư dân sinh sống lâu đời. Trong quá trình ấy, đã hình thành và duy trì những hệ thống tín ngưỡng dân gian khá độc đáo của các cư dân ven biển. Mỗi vùng miền, địa phương, cộng đồng ven biển với những đặc điểm, tín ngưỡng, đối tượng tôn thờ hình thành những lễ hội với những nghi thức, diễn tế, hoạt động…đa dạng. Đây là sinh hoạt văn hóa được truyền giữ qua nhiều thế hệ, trải nhiều giai đoạn và không ngừng được bổ sung các yếu tố, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong tín ngưỡng, làm đa dạng sắc thái văn hóa của Việt Nam.

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có 8.902 lễ hội trong đó có 7.005 lễ hội dân gian truyền thống, 1.399 lễ hội tôn giáo, 409 lễ hội lịch sử cách mạng và 25 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.

Lễ hội là một hoạt động văn hóa thu hút đông đảo quần chúng tham gia với tư cách vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởng thụ những thành quả do hoạt động văn hóa đó mang lại. Lễ hội xuất hiện khắp mọi nơi trên cả nước nhưng lễ hội ở các địa phương vùng biển Việt Nam vừa độc đáo, đặc sắc vừa mang đậm hơi thở cuộc sống của người dân vùng biển.

Một số lễ hội tiêu biểu là: Hội Đức Thánh Trần, Hội lễ Bạch Đằng, Lễ hội Đền Cửa Ông (Quảng Ninh), Hội Chọi trâu, Hội Đền Bà (Đồ Sơn, Hải Phòng), Hội đua thuyền (Cát Hải, Hải Phòng), Hội Đền Độc cước, Đền Bà Triệu (Sầm Sơn, Thanh Hóa), lễ hội đền Cuông, đền Cờn, lễ hội Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí, Hội lễ Khai Canh (huyện Yên Thành, Nghệ An); lễ hội Cầu ngư của ngư dân (Nghệ An); Hội lễ Nhượng Bạn (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh); Hội lễ Cầu ngư (Đồng Hới, Quảng Bình); Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn, Quảng Ngãi); Hội lễ Hò khoan, Lễ hội đua thuyền truyền thống (Quảng Bình); Lễ hội đua thuyền, Lễ hội rước hến làng Mai Xá (Quảng Trị); Hội lễ Quán Thế âm (Đà Nẵng); Hội lễ Bà Thu Bồn (Quảng Nam), Hội lễ Long Chu (Hội An, Quảng Nam); Hội lễ Đổ Giàn (Bình Định); Hội lễ Pô Nagar, Hội lễ Yến Sào (Nha Trang, Khánh Hòa); Hội lễ Dinh Thầy (Ninh Thuận); Hội lễ Dinh Cố, Hội lễ đình Thần Thắng Tam (Bà Rịa - Vũng Tàu); Hội lễ Nghinh Ông (Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh, Bạc Liêu); Lễ Cúng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang, Sóc Trăng); Lễ hội Vía Bà (Cà Mau); Lễ hội Ooc-om-bok và lễ hội Nghinh Ông - Kiên Hải (Kiên Giang),...

tm-img-alt
Ngư Lộc - một xã ven biển của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay không chỉ được biết đến với nhiều cái “nhất”: “Nhất xã, nhất thôn”, là xã có diện tích thấp nhất và mật độ dân số cao nhất cả nước, mà còn nổi tiếng với lễ hội Cầu Ngư, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dự mỗi năm. Ảnh TL

Bên cạnh các lễ hội đặc thù của từng địa phương thì hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển thường có tục lệ tổ chức lễ hội cầu ngư hoặc lễ hội Nghinh Ông là loại hình lễ hội cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho ngư dân làm ăn trên biển thuận lợi, an toàn.

Tầm quan trọng của biển đảo được Việt Nam xác định, định hướng phát triển trong thời gian qua. Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 09 – NQ/TW ngày 09/2/2007 nêu rõ về mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”, trong đó nhấn mạnh khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Chính phủ Việt Nam có quyết định số 373/QĐ-TTg (ngày 23/3/2010) phê duyệt Đề ánđẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam, nêu khá chi tiết về quan điểm, yêu cầu, mục tiêu, các giải pháp phát triển hướng đến phát triển đất nước trong tình hình mới với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, trên từng lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể.

Mục tiêu của nội dung xây dựng, quảng bá thương hiệu Biển Việt Nam có nêu nhiệm vụ về sự phối hợp giữa các ngành hữu trách về triển khai thành công chiến lược quảng bá thương hiệu biển Việt Nam ra thị trường quốc tế; tổ chức được các diễn đàn, hội chợ, giao lưu văn hóa – du lịch biển (các Festival và lễ hội truyền thống) định kỳ ở quy mô quốc tế và quốc gia.

Là quốc gia có lợi thế tiềm năng về sinh thái biển, di sản văn hóa đa dạng; trong đó có lễ hội phong phú được duy trì, tạo thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân ven biển, Việt Nam cần nghiên cứu, nắm bắt những cơ hội để biến những tiềm năng này thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững.

Di sản văn hóa biển/từ tín ngưỡng đến lễ hội của cư dân ven biển Việt Nam trải dài từ Bắc chí Nam với không gian văn hóa khá rộng vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, vừa trở thành lợi thế thu hút khách du lịch trong và ngoài nước (đối với địa phương/vùng miền và đối với quốc tế).

Thời gian qua, tuần lễ văn hóa, du lịch hay Festival và lễ hội truyền thống ở một số địa phương được tổ chức. Thế nhưng, để đem lại hiệu quả hơn, cần phát huy lễ hội của cư dân ven biển với những tố phù hợp, hài hòa trong hoạt động tín ngưỡng của người dân, môi trường sinh thái…đem lại lợi ích thiết thực vừa tạo môi trường bảo tồn những nét văn hóa, tuyên truyền, quảng bá và lợi ích kinh tế thiết thực cho ngư dân.

Lợi thế tiềm năng về sinh thái, tài nguyên và di sản văn hóa biển của Việt Nam rất lớn. Di sản văn hóa – trong đó có loại hình lễ hội của cư dân ven biển của Việt Nam là tài sản, nguồn lực, tài nguyên cần gìn giữ, bảo vệ và khai thác để phát triển kinh tế – xã hội; đặc biệt đối với các địa phương có vị thế, tiềm năng về biển.

Việc chọn lọc di sản văn hóa/ loại hình lễ hội gắn với biển để phát huy, phát triển phải phù hợp với môi trường và định hướng, quy hoạch khoa học của từng vùng, địa phương. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030 thể hiện rõ các quan điểm, trong đó có “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội”.

Khi đẩy mạnh, định hướng phát triển kinh tế để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển” đòi hỏi trước hết sự quan tâm, trách nhiệm của các chính quyền địa phương ven biển trong ý thức bảo tồn, khai thác và quảng bá văn hóa biển một cách hợp lý, hài hòa và đem lại lợi ích thiết thực cho chính chủ thể văn hóa, cộng đồng dân cư tại chỗ. Từ cơ sở này, góp phần cho sự phát triển chung của vùng miền và của đất nước./.

Bạn đang đọc bài viết Lễ hội đặc sắc của các địa phương ven biển Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh

Tin mới