Thứ bảy, 27/04/2024 11:24 (GMT+7)

Ô nhiễm rác thải nhựa là vấn nạn nhức nhối tại khu vực Đông Nam Á

MTĐT -  Thứ hai, 09/09/2019 17:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Báo cáo mới được công bố bởi Ipsos Việt Nam ngày hôm nay cho biết rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á

Báo cáo mới được công bố bởi Ipsos Việt Nam ngày hôm nay cho biết rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối và là mối quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á.

Người tiêu dùng đang yêu cầu Chính Phủ, nhãn hàng và ngành hàng phản hồi và chia sẻ trách nhiệm về xử lý rác thải nhựa và đưa ra đường hướng phát triển một cách bền vững trong việc đóng gói sản phẩm.

Những phân tích mới của Ipsos, thu thập từ các kết quả nghiên cứu trực tuyến với số mẫu 17,000 trên toàn thế giới và 3,900 mẫu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng quan ngại về việc sử dụng quá nhiều sản phẩm nhựa và đều đồng lòng trong việc tim ra các giải pháp giảm thiểu những sản phẩm bao bì đóng gói không cần thiết.

Gordon Milne, Giám Đốc Khách Hàng của Ipsos tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và Phong Quách – Bộ phận Tư Vấn Doanh Nghiệp Ipsos, trình bày các phân tích về rác thải nhựa tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương và tập trung chuyên sâu vào những thách thức đang xảy ra tại Việt Nam trong một sự kiện đặc biệt được tổ chức vào tháng 9 tại Hồ Chí Minh

Những kết luận chính của nghiên cứu bao gồm:

  • Tiêu thụ nhựa bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng rất nhanh từ 3,8kg lên 41kg trong giai đoạn 1990-2015 (mức tăng trưởng 10% hàng năm), điều này khiến chất thải nhựa của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.
  • Hơn 1,8 triệu tấn nhựa thải ra tại Việt Nam mỗi năm và chỉ 27% túi nhựa tại Việt Nam được tái chế.
  • Việt Nam có các điều kiện phù hợp cho các đột phá trong lĩnh vực bao bì thay thế, hoạt động cộng đồng va các phương pháp mới trong việc tái chế và tái sử dụng rác thải nhựa.

Chính phủ Việt Nam đã đề ra các mục tiêu để loại trừ bao bì nhựa sử dụng một lần và cấm sử dụng sản phẩm này tại các cửa hàng, siêu thị và chợ vào năm 2021 và trên phạm vi toàn quốc vào năm 2025. Tuy nhiên, việc triển khai các mục tiêu này gặp những cản trở vì thiếu hệ thống pháp lý hiệu quả, thiếu sự thông báo, hướng dẫn rõ ràng đến cộng đồng, và mức thuế không đủ mang tính răn đe cho toàn thị trường.

 Vấn nạn rác thải nhựa tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương ( Nguồn ảnh: Internet).

Giám Đốc Khách Hàng của Ipsos khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Gordon Milne, nói: “Rác thải nhựa và sự bền vững của ngành đóng gói đang là các vấn đề nguy cấp trên quy mô toàn cầu về môi trường cũng như thương mại. Ipsos sử dụng các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trên toàn cầu để đưa ra các quan điểm về nhựa và sự bền vững của ngành đóng gói”.

Cứ một trong hai người tiêu dùng được khảo sát (55%) cho rằng rác thải nhựa là vấn đề nghiêm trọng, một trong ba người được khảo sát (33%) cho biết họ không thể sống thiếu chai nhựa – với sự ưa thích của khách hàng cho các chất liệu thay thế như nhựa sinh học. Thêm vào đó, 41% số người được khảo sát cho rằng sử dụng nhựa sinh học tự phân hủy là phương án khả thi nhất để giảm thiểu các vấn đề môi trường gây ra từ nhựa.

Thay đổi hành vi tiêu dùng xung quanh việc sử dụng túi nhựa là thách thức trên phạm vi toàn cầu và những người tiêu dùng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tin rằng trách nhiệm trong việc giảm thiểu sử dụng những bao bì không cần thiết cần được truyền thông.

Những hành động của các chủ thương hiệu trong việc giảm thiểu rác thải nhựa và thúc đẩy một môi trường bền vững bao gồm thay thế toàn bộ các bao bì nhựa bằng những sản phẩm nhựa có thể tái chế được, chuyển từ việc sử dụng những sản phẩm sử dụng một lần như túi đựng và ống hút bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường và tổ chức những chương trình quảng bá nhằm khuyến khích việc không sử dụng nhựa.

Các nhà bán lẻ cũng đang chuyển hướng sang việc sử dụng những sản phẩm đóng gói thân thiện với môi trường như lá chuối và túi nhựa sinh học và, tại các cửa hàng thân thiện với môi trường, những trạm nạp lại sử dụng bao bì không chứa nhựa của người tiêu dùng cho xà phòng và dầu gội đang ngày càng trở nên phổ biến.

Tại Việt Nam, đồng nhất với các thị trường trên toàn thế giới, tâm lý của người tiêu dùng đang định hình những kỳ vọng và hành vi mới xung quanh chủ đề bao bì bền vững, từ đó tạo ra vấn đề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng đến lợi tức trong tương lai của các thương hiệu.

Phương Bùi

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm rác thải nhựa là vấn nạn nhức nhối tại khu vực Đông Nam Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề