Thứ sáu, 26/04/2024 11:00 (GMT+7)

Sau 10 năm, chất thải sinh hoạt nước ta đã tăng 46%

MTĐT -  Thứ sáu, 20/11/2020 09:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỷ lệ thu gom CTRSH ở Việt Nam trung bình năm 2019 tại khu vực đô thị đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia 2019 với chủ đề “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt” nhằm đánh giá tổng thể và toàn diện về thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), từ đó đề xuất các nhóm giải pháp quản lý bền vững trong thời gian tới và một số giải pháp ưu tiên để xử lý các điểm nóng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị năm 2019 ở mức 35.624 tấn/ngày, ở nông thôn là 28.394 tấn/ngày. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2019 đã tăng 46% so với năm 2010. Chôn lấp vẫn là hình thức xử lý chính nhưng chỉ có khoảng 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Tỷ lệ thu gom CTRSH ở Việt Nam trung bình năm 2019 tại khu vực đô thị đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%. Cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm: 381 lò đốt, 37 dây chuyền chế biến phân compost, 904 bãi chôn lấp. Chôn lấp vẫn là hình thức xử lý chính (71% khối lượng thu gom) nhưng chỉ có khoảng 20% bãi chôn lấp là hợp vệ sinh.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc năm 2019 đã tăng 46% so với năm 2010.  (Ảnh: TTXVN).

Báo cáo thống kê được các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm hộ gia đình, khu thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…), công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…), khu công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố…), dịch vụ vệ sinh (quét đường, cắt tỉa cây xanh…), các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất.

Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường từ CTRSH, đặc biệt là tại các bãi chôn lấp, đã và đang là vấn đề bức xúc đối với xã hội. Ngoài ra, một phần chất thải rắn từ nước ngoài với thành phần đa dạng được nhập khẩu vào Việt Nam theo hình thức phế liệu nhập khẩu cũng chưa bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, tạo gánh nặng cho việc quản lý CTRSH trong nước. Chất thải nhựa khó phân hủy cũng là vấn đề thách thức trong công tác quản lý CTRSH hiện nay.

Bên cạnh những tác động đối với môi trường tự nhiên như cảnh quan, khí nhà kính, ô nhiễm đất và nước ngầm, ô nhiễm không khí, ô nhiễm biển…, CTRSH và việc kiểm soát, xử lý CTRSH không hiệu quả còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như có khả năng nảy sinh các xung đột tại các khu vực xung quanh cơ sở xử lý rác thải.

Do vậy, thiệt hại về kinh tế không chỉ bao gồm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường, mà còn bao gồm chi phí liên quan đến khám chữa bệnh và thiệt hại thu nhập từ các ngành như du lịch, thủy sản…

Báo cáo đã chỉ ra rất nhiều thách thức trong công tác quản lý CTRSH ở Việt Nam, từ xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, các công cụ kinh tế, công nghệ xử lý, cho đến hoạt động thanh tra và kiểm tra và nhận thức cộng đồng.

Trên cơ sở đó, Báo cáo đề xuất một số giải pháp cần thiết để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước; phát triển và đầu tư công nghệ xử lý và định giá dịch vụ quản lý CTRSH phù hợp với điều kiện Việt Nam; đẩy mạnh công tác xã hội hoá quản lý CTRSH, đa dạng hóa và duy trì tính bền vững của các nguồn đầu tư trong công tác quản lý.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sau 10 năm, chất thải sinh hoạt nước ta đã tăng 46%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.